Thành phố Lào Cai là trung tâm kinh tế chính trị của Tỉnh, nằm
trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai- Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh; Là trung tâm điều phối khách du lịch của tỉnh Lào Cai nói riêng, của khu vực
Trung du miền núi phía Bắc (Việt Nam) nói chung; có cửa khẩu quốc tế kết nối
Việt Nam và Khu vực Asean với vùng Tây Nam Trung Quốc; Có quan hệ hợp tác hữu
nghị truyền thống và bền vững với Trung Quốc (huyện Hà Khẩu); có tài nguyên du
lịch phong phú, phù hợp phát triển nhiều loại hình du lịch như:: Du lịch tâm
linh, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng
đồng, du lịch mua sắm, du lịch sinh
thái; có hệ thống giao thông thuận tiện kết nối Lào Cai với các tỉnh miền Bắc
và các huyện trong tỉnh.
Thành phố Lào Cai là trung tâm kinh tế chính trị của Tỉnh, nằm
trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai- Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh; Là trung tâm điều phối khách du lịch của tỉnh Lào Cai nói riêng, của khu vực
Trung du miền núi phía Bắc (Việt Nam) nói chung; có cửa khẩu quốc tế kết nối
Việt Nam và Khu vực Asean với vùng Tây Nam Trung Quốc; Có quan hệ hợp tác hữu
nghị truyền thống và bền vững với Trung Quốc (huyện Hà Khẩu); có tài nguyên du
lịch phong phú, phù hợp phát triển nhiều loại hình du lịch như:: Du lịch tâm
linh, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng
đồng, du lịch mua sắm, du lịch sinh
thái; có hệ thống giao thông thuận tiện kết nối Lào Cai với các tỉnh miền Bắc
và các huyện trong tỉnh.
Khách
du lịch đến Lễ hội Đền Thượng xuân Kỷ Hợi 2019
Để
thực hiện Mục tiêu Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 20/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Lào Cai về phát triển thành phố Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến năm
2030: cũng đã xác định Mục tiêu “Xây dựng thành phố Lào Cai phát triển toàn diện, là trung tâm và động lực phát triển kinh tế, văn hóa, chính
trị, đối ngoại của Tỉnh và khu vực tây bắc”, thành phố Lào Cai đã xây dựng một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển du lịch thành phố trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, phát huy vai trò “Cầu nối” trên tuyến hành lang kinh tế
Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, tạo ra bước đột phá trong phát triển
du lịch thành phố. Trong đó, việc định hướng phát triển du lịch phải mang tính
bền vững, chất lượng cao, với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng phục vụ
khách du lịch; phát huy lợi thế cảnh quan thiên nhiên, phát huy giá trị các
điểm di tích; Có chính sách ưu tiên đầu tư cho công
tác xúc tiến quảng bá phát triển khu du lịch thành phố trở thành điểm đến hấp
dẫn.

Du khách hài lòng khi lưu lại thành phố
Cho đến thời điểm hiện tại, thành phố Lào Cai có 288
cơ sở lưu trú, trong đó có 53 khách sạn, 235 nhà nghỉ với trên 4500 buồng
phòng, trong đó có 18 khách sạn từ 2- 5 sao sang trọng, tiện nghi, đáp ứng yêu
cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Lượng
khách du lịch đến thành phố Lào Cai năm sau tăng cao hơn năm trước (Theo
số liệu thống kê, khách du lịch đến thành phố Lào Cai ngày
càng nhiều: Năm 2017 đạt 1,819 triệu lượt, năm 2018 đạt 2,59 triệu lượt(Đạt 142 % so
cùng kỳ); Quý 1/2019 thành phố Lào Cai đón 545300 lượt, tăng đạt 128, % so với cùng kỳ. Tuy nhiên, dù lượng khách du lịch đến
ngày một đông, nhưng thời gian lưu lại
của khách tại thành phố Lào Cai chưa dài, khách du lịch đến Lào Cai cơ
bản tập trung cao điểm vào các ngày Lễ Tết, lễ hội, các điểm du lịch tiềm năng
gắn với các mô hình sản xuất trang trại phát triển theo hướng tự phát, dịch vụ
du lịch chưa đáp ứng, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu các điểm vui chơi giải
trí níu giữ chân du khách, hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn bất cập,
du lịch phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng lợi thế của thành phố…Nguyên nhân là do vai trò của du lịch chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức, các hoạt động
xúc tiến quảng bá ở các thị trường trong và ngoài tỉnh chưa được thực hiện, hệ
thống dịch vụ phục vụ du lịch còn thiếu và yếu như Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công
cộng, thiếu ki ốt tra cứu thông tin điện
tử, chất lượng dịch vụ chưa cao, thiếu
tính chuyên nghiệp....

Điểm du lịch văn
hóa nông nghiệp chè Linh Dương
Để tạo bước đột
phá trong phát triển du lịch chất lượng cao cần
triển khai thực hiện nhiều giải pháp như: Tổ
chức tổng rà soát các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống và các dịch vụ vui chơi
giải trí trên dịa bàn; Tăng cường các hoạt động giao lưu
đối ngoại hợp tác qua biên giới và trong
nước; xây dựng Phương án
Quản lý và khai thác Khu du lịch thành phố Lào Cai; Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch tại các tỉnh phát triển du lịch
như Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa... Tổ chức Hội đàm phát
triển du lịch với huyện Hà Khẩu, Châu Hồng Hà Trung Quốc và tăng cường giao lưu
hợp tác với các huyện, thành phố trong nước; Mở cổng thông tin du lịch thành phố kết nối phần mềm với Cổng TT du
lịch Tỉnh; Duy trì chuyên mục “Du
lịch” và chuyên mục “Đối ngoại và hội nhập” trên trang thông tin điện tử thành
phố; đăng tải các bài viết, hình ảnh giới thiệu các điếm đến hấp dẫn và tiềm
năng du lịch Lào Cai nhằm thu hút đầu tư và du khách thập phương đến với thành
phố;
Để thực hiện các giải pháp
trên, cần lựa chọn các nhiệm vụ đột phá cho phát triển du lịch như: Tổ
chức cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng lưu niệm cho khách du lịch khi đến
thành phố; Xây dựng Quy tắc ứng xử văn
hóa cho người lao động và khách du lịch tại các điểm Đền và nơi thờ tự; Phát triển thương hiệu du lịch Lào Cai,
chuyên nghiệp hóa hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch…Bên cạnh đó, cần phát triển đa dạng sản phẩm du lịch trên cơ
sở khai thác tốt tài nguyên du lịch, phát huy lợi thế của thành phố, tập
trung phát triển các sản phẩm du lịch: Du lịch sinh
thái nhà vườn: Phát triển các mô hình du lịch sinh thái ở các xã Cam Đường, Hợp,
Thành, Vạn Hòa Đồng Tuyển ( Điểm Đồng quê, Thảo Nguyên xanh, Hồ Nam Quán…); Xây dựng các khu du
lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp theo
Quy hoạch phát triển du lịch khu đô thị mới (Mô hình khu Betex co ;
Đức Huy); Phát
triển du lịch văn hóa gắn với du lịch cộng đồng, khai thác giá trị văn hóa của
các lễ hội, làng nghề truyền thống nhất là khai thác các đặc trưng văn hóa các
dân tộc ít người mang đậm bản sắc riêng của thành phố Lào Cai. (Trước mắt tâp
trung vào phát triển du lịch đặc thù chợ phiên vùng cao gắn với tham quan hang
động Tả Phời, ruộng bặc thang, cá nước lạnh, lê Phìn Hồ); Phát triển mạnh du lịch tham quan mua sắm, ẩm
thực: Tại khu vực Cửa khẩu, chợ Cốc Lếu, Phố Mới; Đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao
thông phát triển loại hình du lịch văn hóa nông nghiệp chè Linh Dương; Phát huy
lợi thế của tuyến hành lang kinh tế và lợi thế cửa khẩu quốc tế, và điểm chung chuyển đi các vùng Sa Pa, Bắc Hà
để phát triển du lịch hội nghị, hội thảo; Xây dựng trung
tâm hội nghị có quy mô lớn thu hút các
địa phương đến tổ chức hội nghị hội thảo tại thành phố; Tiếp tục khảo
sát
phát triển mới các điểm du lịch trên địa bàn thành
phố; Bố
trí đội ngũ cán bộ công chức nhà nước làm công tác quản
lý về du lịch và liên quan đến du lịch có đầy đủ kiến thức, trình
độ nghiệp vụ, chuyên môn về du lịch và các ngoại ngữ cần thiết, tiếp tục trú trọng phát triển du lịch tâm linh gắn với hoạt động lễ
hội….
Thực tế trong những
năm qua, hoạt động du lịch thành phố đã có nhiều khởi sắc, từng bước khẳng định
được ưu thế của mình, để du lịch phát triển xứng với tiềm năng lợi thế rất cần
sự vào cuộc của các ngành, của doanh nghiệp và sự tham gia tích cực của người
dân, đưa du lịch thành phố Lào Cai trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành
phố và trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước./.
Trần Thị
Bình