image banner
Thành phố Lào Cai, điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá của du khách
Thành phố Lào Cai, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, thành phố duy nhất trong cả nước nằm sát biên giới, cửa ngõ giao thương với vùng tây nam Trung Quốc. Đến với Lào Cai, cảm nhận đầu tiên là bức tranh hoàn hảo của khung cảnh thành phố vừa xinh đẹp, vừa hiện đại, hòa quyện cùng  bức tranh văn hóa đa sắc màu của cộng đồng 25 dân tộc anh em cùng chung sống. Lào Cai là thành phố đầy tiềm năng du lịch, từ  Cửa khẩu Lào Cai, du khách có thể tham quan những điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, cũng có thể du lịch sang Trung Quốc, vào sâu nội địa Việt Nam và đi các nước A Se An.

Thành phố Lào Cai, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, thành phố duy nhất trong cả nước nằm sát biên giới, cửa ngõ giao thương với vùng tây nam Trung Quốc. Đến với Lào Cai, cảm nhận đầu tiên là bức tranh hoàn hảo của khung cảnh thành phố vừa xinh đẹp, vừa hiện đại, hòa quyện cùng  bức tranh văn hóa đa sắc màu của cộng đồng 25 dân tộc anh em cùng chung sống. Lào Cai là thành phố đầy tiềm năng du lịch, từ  Cửa khẩu Lào Cai, du khách có thể tham quan những điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, cũng có thể du lịch sang Trung Quốc, vào sâu nội địa Việt Nam và đi các nước A Se An.


Du khách đến Lễ hội Đền Thượng 

Đền Thượng nơi thờ Đức Thánh Trần (Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn), tọa lạc tại phường Lào Cai, sát bờ sông Nậm Thi, tiếp giáp với huyện Hà Khẩu- tỉnh Vân Nam- Trung Quốc; cách Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai gần 500m về phía Đông Bắc.  được Nhà nước xếp hạng năm 1996, có  cảnh quan thiên nhiên  sơn thủy hữu tình, có cây đa cổ thụ hơn 300 năm tuổi đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bà đã góp công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Nam, ghi công ơn bà, nhân dân lập miếu thờ ngay dưới gốc cây đa xum xuê cành lá. Người đời sau truyền rằng, nếu ai thành tâm cầu khấn đều được bà linh ứng. Chính vì vậy dưới bóng đa linh thiêng có câu đối "Thụ mộc đa sinh, sinh thế thế; Tiên cô hóa hiện, hiện linh linh" nghĩa là "cây đa cổ thụ sinh ra đã có tư thế; Tiên cô hóa hiện, đem lại sự linh thiêng".

Nằm trong Chương trình "Du lịch về cội nguồn" hợp tác 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ, quần thể di tích lịch sử - văn hóa Đền Thượng là điểm đến lý tưởng của du khách. Hàng năm, Lễ hội Đền Thượng được tổ chức vào dịp ngày rằm tháng giêng  để người dân địa phương và du khách thập phương tưởng nhớ đến người anh hùng  hào kiệt của dân tộc: Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Trong ngày Hội, ngoài các hoạt động văn hoá tâm linh, nơi  đây còn diễn ra các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các trò chơi dân gian dân tộc, các gian hàng trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống hấp dẫn du khách.

 Đền Mẫu thuộc tổ 4, phường Lào Cai, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai được toạ lạc tại hợp lưu giữa hai dòng sông Nậm Thi và Sông Hồng chảy vào đất Việt huyền thoại và thơ mộng. Nơi đây cũng là cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) và cũng là điểm cột mốc 102 đã ghi dấu chân nhiều du khách đến với đền Mẫu và cửa khẩu nơi vùng biên giới Tây Bắc.  Đền Mẫu là nơi thờ đức Thánh mẫu Liễu Hạnh công chúa, một nhân thần giàu lòng nhân ái, trừ tà, diệt ác, cứu giúp dân nghèo, phù giúp cho triều đình chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng biên ải thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời, Bà là người Mẹ linh kiệt trong tiềm thức dân gian của dân tộc Việt Nam.

Thánh mẫu Liễu Hạnh trong in sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam nói chung và Lào Cai ta nói riêng từ thế kỷ thứ 16. Trải qua những bước thăm trầm của lịch sử đến ngày nay, dân Việt ta đã phong Bà là Mẫu Nghi Thiên Hạ, luôn ước nguyện Thánh Mẫu giúp cho “Thiên hạ Thái bình - Quốc thái dân an - Phong đăng hoà cốc”. Mẫu Liễu hạnh là một biểu tượng sinh động trong cuộc sống hằng ngày, nhưng lại rất linh thiêng trong đời sống tâm thức của người Việt Nam. Trongtiềm thức Bà là Tiên nên có phép Tiên; Là Phật nên mang tư tưởng Phật; là Mẫu nên có phẩm chất của người mẹ; là Thánh nên linh thiêng; là con nhà  gia thế cho nên được học hành, thông kinh sử, giỏi đàn ca và thơ phú. Trong bà có đức hiếu nghĩa của Nho giáo, có pháp thuật của Đạo giáo. Chính bởi vậy, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là hình tượng, là một trong Tứ Bất Tử, là Mẫu Nghi Thiên Hạ đã được nhắn nhủ, giáo dục chúng ta từ bao đời: “Tháng Tám giỗ cha - Tháng Ba giỗ Mẹ”.

Tại Lào Cai, Đền Mẫu nằm trong quần thể Di tích Đền Thượng – Nơi thờ tự và ghi nhớ công lao to lớn của Quốc công tiết chế - Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn. Đền Mẫu cùng với ĐềnThượng còn là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, là cột mốc biên cương phía Bắc của Tổ quốc và là địa chỉ đỏ của cội nguồn lịch sử, văn hóa dân tộc.


Lễ tế tại Ngày Hội Đền Cấm

Đền Cấm  thuộc thôn Soi Mười xã Vạn Hòa (nay là tổ 15 B phường Phố Mới - Lào Cai), ngôi đền được tọa lạc dưới chân quả đồi thấp, xung quanh cây trái tốt tươi, trước đền là 3 cây cổ thụ: cây si, cây mít và cây ngọc lan tỏa bóng mát cho đền tạo nên cảnh quan rất lý tưởng.

Ngôi đền được xây dựng và tồn tại cách đây gần 200 năm nay gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc Lào Cai nói riêng. Ngôi đền có truyền thuyết gắn liền với công cuộc 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần đó là vị tướng quốc Trần Quốc Tuấn - người được phong hiệu “Vạn cổ anh linh Thượng đẳng phúc thần”. Tương truyền rằng, năm 1257 Trần Quốc Tuấn hành quân lên biên giới chỉ huy quân phòng thủ chống quân xâm lược Mông Cổ (Thế kỷ XIII) có rất nhiều tướng lĩnh đã ngã xuống vùng đất nơi biên cương này. Đền Cấm được xây dựng để tưởng nhớ 5 binh sĩ nhà Trần (không rõ tên tuổi). Đền Cấm nằm ở vị trí trung tâm cánh rừng xưa, trước đây là một ngôi miếu nhỏ do quan binh và dân làng cùng nhau tạo tác, sau đó được chính thức khởi công xây dựng thành ngôi đền từ thế kỷ XVI, sau bao thăng trầm vẫn giữ được một số sắc phong và cây mít cổ thụ. Ngày nay, đền đã được trùng tu khang trang, to đẹp gồm 2 phần là tòa đại bái và hậu cung. Đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian không những của người dân thành phố mà cả du khách thập phương, Ngày 27/12/2001 Đền Cấm được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc Gia theo Quyết định số 51/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa và Thông tin.

Đền Quan tọa lạc tại tổ 33 phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, là di tích Lịch sử - Văn hóa gắn liền với đời sống tâm linh của cộng đồng các dân tộc Lào Cai. Tương truyền rằng Đền Quan được xây dựng cách đây khoảng 300 – 400 năm. Đây là nơi thờ vọng của Quan Thanh tra giám sát trong tín ngưỡng thờ Quan Tứ phủ của người Việt. Trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII, theo thời gian ngôi Đền được tôn tạo ngày một khang trang hơn, thu hút được đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái. Đền Quan đã có một vị trí chiến lược rất quan trọng trong công tác an ninh quốc phòng, chủ quyền biên giới. Ngày nay, giá trị của ngôi đền còn thể hiện ở cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc và văn hóa tâm linh. Mỗi năm Đền Quan thu hút hàng ngàn lượt khách trong nước và ngoài nước. Vì vậy, Đền Quan đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cùng với ngôi đền linh thiêng, Cây Đa Đền Quan (Cây đa được công nhận cây di sản Việt Nam), có chiều cao khoảng hơn 30 m, chu vi thân gốc đo ở độ cao 1,3 m tính từ mặt đất là 7,6m; đường kính 2,54m đã tồn tại hàng trăm năm tuổi). Cây từ lâu đã đi vào tâm thức của bao nhiêu thế hệ người dân làng Soi Mười, xã Vạn Hòa -Thị xã Lào Cai (nay là tổ 33 phường Phố Mới thành phố Lào Cai), hầu như mỗi số phận mỗi con người dân nơi đây đều ngắn liền với cây đa đền quan. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh, vừà hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí nhưng lại vừa mang hơi thở cuộc sống, gắn đầy nét văn hóa tâm linh.


Cảnh quan chùa Cam Lộ

Đền Đôi Cô-Chùa Cam Lộ  là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, rất linh   thiêng, được rất nhiều người dân địa phương và khách thập phương thường xuyên đến chiêm bái.  Đền Đôi Cô, chùa Cam Lộ ở cạnh sát nhau  thuộc tổ 11 phường Bình Minh,có tổng diện tích khuôn viên: 1.905 m2. Với lợi thế Đền và Chùa đều có hướng nhìn ra dòng suối Ngòi Đường (suối Ngàn) trong xanh nước chảy quanh năm. Theo quy hoạch khu vực này sẽ được nâng cấp và quy hoạch lại thành khu công viên hồ trung tâm (Hồ Bình Minh) bao gồm hệ thống đền chùa, hồ nước, các khu chức năng. Trong nhiều năm qua Đền và Chùa hàng năm đón hàng trăm nghìn lượt khách.

Đền Đôi Cô đã tồn tại cách đây hàng trăm năm,  được gắn liền với nhiều truyền thuyết và bí ẩn, Trải qua những thăng trầm của lịch sử và biết bao biến động của chiến tranh, ngôi đền Đôi Cô vẫn tồn tại ngày càng được được xây dựng khang trang rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu giải trí và hoạt động văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng và du khách thập phương. /.

                                    Trần Thị Bình Phòng VHTT TPLC



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1