image banner
Du lịch thành phố Lào Cai từng bước khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn
Trong con mắt du khách và bạn bè, thành phố Lào Cai được biết đến là một trong những đô thị được Hiệp hội các đô thị Việt Nam công nhận là đô thị xanh, sạch, đẹp, có vị trí đắc địa là cầu nối giữa miền xuôi và miền ngược, là điểm chung chuyển lên Khu du lịch Quốc gia Sa Pa, chinh phục đỉnh Phan Si Păng - Nơi mệnh danh “Nóc nhà Đông dương” và có thể sang Trung Quốc và các nước A Se An. Cùng với vị trí địa lý tuyệt vời, thành phố Lào Cai là nơi hội tụ sắc mầu văn hóa truyền thống của 25 dân tộc anh em, đây chính là nguồn tài nguyên du lịch quý giá của thành phố. 

Trong con mắt du khách và bạn bè, thành phố Lào Cai được biết đến là một trong những đô thị được Hiệp hội các đô thị Việt Nam công nhận là đô thị xanh, sạch, đẹp, có vị trí đắc địa là cầu nối giữa miền xuôi và miền ngược, là điểm chung chuyển lên Khu du lịch Quốc gia Sa Pa, chinh phục đỉnh Phan Si Păng - Nơi mệnh danh “Nóc nhà Đông dương” và có thể sang Trung Quốc và các nước A Se An. Cùng với vị trí địa lý tuyệt vời, thành phố Lào Cai là nơi hội tụ sắc mầu văn hóa truyền thống của 25 dân tộc anh em, đây chính là nguồn tài nguyên du lịch quý giá của thành phố.

Khách du lịch thập phương đến tham dự lễ hội Đền Thượng

Trên địa bàn thành phố, nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày, Giáy, điệu hát then của dân tộc Tày, Kèn Pí lè của dân tộc Tày, Mông, múa khèn của dân tộc Dao, hát dao duyên của dân tộc Sa Phó, múa bát của dân tộc Tày Cam Đường, các điệu múa sạp, múa xòe, múa xuống đồng của nhiều dân tộc thiểu số cùng với những sản phẩm nông nghiệp đặc chưng riêng có như bánh dày của đồng bào dân tộc Tày, Giáy, Dao, Bánh bỏng của của dân tộc Giáy, các loại bánh cốm, bánh trưng đen, xôi màu, cơm lam, thịt sấy, khâu nhục, câc loại rau rừng, lá thuốc của nhiều dân tộc hay nghề truyền thống dệt, may, thêu đan của dân tộc Mông Phìn Hồ, dân tộc Dao Ú Sì Sung …đó chính là những sản phẩm hấp dẫn của du khách khi đến tham quan, trải nghiệm. Cùng với việc giữ gìn , bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, phát huy những sắc mầu văn hóa đặc sắc riêng có của đồng bào các dân tộc thành phố phục vụ phát triển du lịch, hấp dẫn du khách. 

Đồi chè  Linh Dương Bắc Cường tiềm năng  phát triển du lịch  trải nghiệm

Thành phố còn hết sức trú trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vào phục vụ du lịch, trên địa bàn thành phố Lào Cai có 11 di tích được xếp hạng trong đó: Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Cấm, Chùa Tân Bảo, Khu di tích Cách mạng Cam Đường là di tích cấp quốc gia, Đền Quan, Đền Đôi Cô, chùa Cam Lộ, Đền Vạn Hòa là di tích cấp tỉnh, mỗi một di tích lịch sử văn hóa gắn liền lịch sử hào hùng của dân tộc trong quá trình quá trình dựng nước và giữ nước, là nơi hàng năm thu hút hàng ngàn du khách và nhân dân đến tham quan chiêm bái.

Với tiềm năng sẵn có, những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Tỉnh, của các cấp chính quyền, du lịch thành phố ngày càng phát triển. Lượng khách du lịch đến thành phố Lào Cai giai đoạn 2015-2019 tăng bình quân 14- 16 %/ năm. Toàn thành phố có 288 cơ sở lưu trú với trên 4500 buồng phòng (có 61 khách sạn, 227 nhà nghỉ), trong đó có 05 khách sạn 3 sao; 03 khách sạn 4 sao; 01 khách sạn 5 sao, với 13 chợ và hệ thống siêu thị nhà hàng , các cơ sở ngày càng được quan tâm nâng cấp, đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách trong nước và quốc tế. Thành phố có 9 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch kinh nghiệm, chu đáo, chuyên nghiệp và trên 1000 đầu xe vận chuyển hành khách cùng 8 hãng Tac xi phục vụ đã đóng góp quan trọng vào thu hút khách du lịch thập phương đến với thành phố.

Nhiều KS đáp ứng yêu cầu phục vụ khách quốc tế

Cùng với đó, trong thời gian qua, để phát triển thành phố Lào Cai trở thành khu du lịch hấp dẫn, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố đã tham mưu nhiều giải pháp phát triển du lịch, trong đó, tăng cường vai trò quản lý nhà nước về du lịch; mở chuyên mục du lịch quảng bá giới thiệu trên Cổng TTĐT thành phố; xây dựng các sơ đồ thông tin quảng bá du lịch; in ấn trên 5000 tập gấp quảng bá du lịch; khảo sát lập hồ sơ đề nghị Tỉnh công nhận các tuyến điểm du lịch trên địa bàn (Tỉnh đã công nhận 06 tuyến điêm du lịch theo QĐ số 2918 ngày 18/01/2017) Công nhận Thành phố Lào Cai là khu du lịch cấp tỉnh theo QĐ số 3897/QĐ-UBND ngày 3/12/2018); đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền; các hoạt động lễ hội; Bảo tồn giữ gìn và phát huy sự thuần khiết, nét đặc sắc của văn hóa vùng cao, tham mưu cho UBND thành phố đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tâng du lịch, dịch vụ du lịch …

Có thể khẳng định, du lịch thành phố Lào Cai đã có bước chuyển biến căn bản cả về lượng và chất. Nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư­ về vai trò, vị trí của du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, hạn chế, dù lượng khách du lịch đến ngày một đông, nhưng thời gian lưu lại của khách du lịch tại thành phố Lào Cai chưa dài, khách du lịch đến Lào Cai cơ bản tập trung cao điểm vào các ngày Lễ Tết, dịch vụ du lịch khu vui chơi giải trí níu giữ chân du khách còn thiếu, hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn bất cập…Thành phố cần có những dự án đầu tư cho du lịch của những doanh nghiệp tiềm năng và trú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng bổ sung nguồn nhân lực cho bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, quan tâm phát triển thêm nhiều loại hình du lịch bản sắc, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trải nghiệm để du lịch thành phố thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố./.

Binh Thanh
Binh Thanh



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1