image banner
Vài nét về điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển xã Vạn Hoà giai đoạn 2010-2015
I- Điều kiện tự nhiên: Xã Vạn Hoà nằm ở phía Đông - Nam thành phố Lào Cai. Tổng diện tích tự nhiên 2.032ha, với 1022 hộ, 3088 nhân khẩu, được chia thành 10 thôn và có 9 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh và Thành phố, với nhiều chính sách ưu đãi, đặc biệt là các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, nhằm tạo ra vành đai thực phẩm thịt, rau, hoa quả cung cấp cho nhu cầu của thành phố. Đời sống của nhân dân các dân tộc xã Vạn Hoà đã từng bước được nâng lên rõ rệt. Số hộ khá, hộ giàu tăng mạnh, số nghèo giảm xuống còn 5 hộ = 0.05% (tính đến 2010). Mức thu nhập bình quân đầu người đạt từ 20 -25 triệu đồng/năm.

 

 Trụ sở UBND xã Vạn Hòa

1. Vị trí địa lý:

Xã Vạn Hoà cácch trung tâm thành phố 7km về phía đông.

+ Phía Bắc giáp phường Phố Mới.

+Phía Nam giáp sông Hồng.

+ Phía Đông giáp xã Thái Niên - huyện Bảo Thắng.

+ Phía Tây giáp sông Hồng.

1.2. Địa hình.

Xã Vạn Hoà có đặc điểm địa hình đồi núi với độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 200m.

- Phía Tây Nam có địa hình khá bằng phẳng, đồi núi thấp, giáp sông Hồng, đất đai phì nhiêu mầu mỡ, phù hợp cho phát triển cây nông nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển vùng rau chuyên canh sản xuất theo hướng an toàn. Tuy nhiên, hàng năm dải đất ven sông Hồng chịu ảnh hưởng nhiều của mưa lũ gây sạt lở mất nhiều diện tích đất nông nghiệp.

- Phía Đông Bắc có địa hình đồi núi cao phù hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng cây ăn quả…

- Độ dốc dưới 30, chiếm 4,21% diện tích tự nhiên.

- Độ dốc từ 30 – < 70, chiếm 2,75% diện tích tự nhiên.

- Độ dốc từ 70 – <150, chiếm 8,09% diện tích tự nhiên.

- Độ dốc từ 150 – <250, chiếm 67,98% diện tích tự nhiên.

- Độ dốc trên 250, chiếm 16,96% diện tích tự nhiên.

1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng. Mựa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 31,80C, (tháng 6, tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 16,20C (tháng 1 và tháng 10).

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400mm – 1600mm. Mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với tổng lượng mưa khoảng 80%, những tháng còn lại chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa, đặc biệt các tháng 11 và 12 lượng mưa rất thấp.

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1833 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày) số giờ nắng cao nhất trong tháng 7 với 263 giờ, ít nhất trong tháng 3 thường số giờ nắng dao động từ 70 – 90 giờ.

Hướng gió: Mùa nóng thịnh hành là gió Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 9, mùa khô thịnh hành là gió Đông Bắc từ tháng 10 đến háng 2 năm sau.

Độ ẩm không khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 77% vào tháng 12, độ ẩm cao nhất là 88% vào tháng 3 và tháng 4.

 1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn xã, ngoài sông Hồng còn có hệ thống khe lạch, ao hồ được phân bố khá đồng đều trên địa bàn, diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn được bảo vệ tốt nên nguồn nước mặt, nước ngầm khá dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt.

1.5. Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra về thổ nhưỡng của Trung tâm KHTN và CN Quốc gia thuộc Viện Địa lý, trên địa bàn xã có các nhóm đất sau:

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, thành phần cơ giới đất thịt trung bình, lẫn đá màu sắc không đồng nhất, kết cấu tốt, không chua độ phì khá.

- Đất đỏ vàng trên đá Macma axít, thành phần cơ giới nặng, ít chua, kết cấu viên xốp, đá mẹ đang trong quá trình phong hóa mạnh, độ dày canh tác từ 20cm – 80cm, màu xám đen, vàng xám hoặc vàng đỏ.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất có màu vàng hoặc màu vàng đỏ, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, ít chua do ảnh hưởng của đá vôi.

- Đất nâu vàng trên trầm tích và phù sa cổ, là loại đất được hình thành nhờ quá trình tích luỹ trầm tích neo-gen, tầng đất khá dày, có hàm lượng dinh dưỡng cao, tơi xốp tuy nhiên có lẫn cuội sỏi, phân bố dọc sông Hồng, ở các đồi thấp liền dải.

- Đất phù sa sông, suối, phân bố dọc theo sônh Hồng, hệ thống suối, được hình thành qua quá trình lắng đọng, bồi tụ lâu đời, loại đất này có độ phì khá, ít chua, tầng dày trung bình, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất thung lũng dốc tụ, đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trong quá trình rửa trôii và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc, cố độ phì phụ thuộc vào các loại đất lân cận, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất phù sa không được bồi tụ, có màu nâu tím, thành phần cơ gới nhẹ đến trung bình, có kết cấu viên, đất trung tính hoặc kiềm yếu, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất dày.

2. Các nguồn tài nguyên

2.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên 2.032 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp, diện tích 1.641,13ha, gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp 152,70ha.

+ Đất lâm nghiệp 1.483,35ha.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản 4,58ha.

-  Đất phi nông nghiệp 294,02ha, gồm:

+ Đất ở nông thôn 22,89 ha.

+ Đất chuyên dùng 161,51 ha.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9,02 ha.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 100,29 ha.

+ Đất chưa sử dụng (đồi núi chưa sử dụng) 96,85.

Nhìn chung, nguồn tài nguyên đất của xã Vạn Hoà khá phong phú, đa dạng về chủng loại, độ pH trung  bình từ 4 – 6%, thuộc loại đất trung tính nên thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, diện tích rừng khá lớn, độ che phủ đạt xấp xỉ 70%, đây là điều kiện tốt để gữn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên đất quý giá.

2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt khá dồi dào do có sông Hồng và hệ thống khe lạch, ao hồ phân bố trên địa bàn.

- Nguồn nước ngầm: Do ở vùng thấp, diện tích rừng khá lớn, nguồn nước ngầm gần như lộ thiên rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.

2.3. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng khoảng trên 1400 ha, chiếm 70% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Rừng sản xuất 395,75 ha.

- Rừng phòng hộ 1.087,60 ha.

Rừng của xã Vạn Hoà ngoài mục đích kinh tế còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi, trong tương lai cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, cải tạo diện tích rừng phòng hộ và trồng rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước và môi trường sinh thái.

2.4. Tài nguyên khoỏng sản

Theo kết quả điều tra của Viện Địa chất khoáng sản cho thấy xã Vạn Hoà nằm trong dải quặng Caolin Penpỏt (với trữ lượng hàng chục vạn tấn) tập trung tại thôn Sơn Món.

3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất

3.1.Kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế nông thôn; Nông nghiệp chiếm 42%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 38%, thương mai - dịch vụ 20%.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã 2009 là 7%.

- Thu nhập bình quân  20 triệu đồng/người/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo, cả xã cón 5hộ nghèo, chiếm 0,5% (tính đến 2010)

3.2. Lao động

Tổng số lao động trong độ tuổi là 1916 người, chiếm 62% tổng số nhân khẩu, trong đó lao động nông nghiệp là 784 người, chiếm 40%; lao động thương mại dịch vụ, CN-TTCN là 1132 người, chiếm 60%; Lao động đã qua đào tạo là 479 lao động, chiếm 25%; lao động chưa qua đào tạo là 1437 lao động, chiếm 75%.  Đại học 0,5%, Trung cấp 6 %, sơ cấp hoặc tập huấn 18,5%, còn lại lao động chưa qua đào tạo chiếm 75%.

3.3. Hình thức tổ chức sản xuất:

- Mô hình trang trại trên địa bàn xã có 3 doanh nghiệp, 4 hợp tác xã và 4 trang trại nông lâm nghiệp; nhiều mô hình sản xuất nông lâm kết hợp đang phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

4. Văn hoá - xã hội - môi trường

4.1. Văn hoá – giáo dục

* Giáo dục:

Hệ thống trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển, nâng cao khả năng thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường, tính đến năm học 2009 – 2010, trên địa bàn xã có 03 trường, gồm 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở, diện tích sử dụng là 1,6 ha

* Cơ sở vật chất văn hoá:

- Hiện tại xã có 01 nhà văn hoá trung tâm và 06 điểm văn hoá tại 6/10 thôn, cơ bản nhà văn hoá thôn đã được xây dựng theo kết cấu tường xây lợp ngói xi măng, tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu.

4.2. Y tế: (Đã đạt chuẩn quốc gia)

Xã có một trạm y tế, xây cấp IV, số giường bệnh 05, đội ngũ cán bộ, nhân viên gồm: Y sỹ 01 người, Y tá hộ lý 01 người, dược sỹ 01 người và 5 cán bộ y tế thôn bản; trang thiết bị và dụng cụ y tế đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh ở cấp cơ sở.

4.3. Môi trường

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 90%.

- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình hợp vệ sinh (nhà tắm, bể nước, nhà vệ xinh) đạt chuẩn 85%.

- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 85%

- Xử lý chất thải:

+ Cú 3/10 thôn đã có điểm thu gom, xử lý rác thải (Theo hình thức xã hội hoá).

+ Cú 7/10 thôn chưa có các điểm thu gom rác và xử lý rác thải theo quy đinh.

- Nghĩa trang:  Đã có nghĩa trang (9,02ha) được đầu tư xây dựng đảm bảo môi trường và có quy chế quản lý.

II- Định hướng phát triển đến 2015:

1. Nhận định tình hình giai đoạn 2010 – 2015.

Giai đoạn 2010 - 2015 thành phố Lào Cai tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị, Vạn Hoà là một trong những vùng quy hoạch thương mại quốc tế nên tiếp tục được đầu tư mở rộng. Cơ sở hạ tầng cơ bản đã được đầu tư hoàn thiện, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao; hệ thống chính trị đã được nâng cao đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, nhân dân các dân tộc trong xã đoàn kết một lòng là cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương trong cả giai đoạn. Song bên cạnh đó cũng còn tiềm ẩn một số khó khăn nhất định: Đất nông nghiệp, lâm nghiệp dần thu hẹp do phải chuyển từ nông dân sang thị dân; đời sống nhân dân trong vùng quy hoạch bước đầu còn gặp nhiều khó khăn; điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.

2. Quan điểm chỉ đạo.

Phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất trong hệ thống chính trị tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện gần dân, sát cơ sở bảo đảm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, thực hiện triệt để Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch của cấp trên vào điều kiện cụ thể của địa phương, phát huy mạnh mẽ tính tự chủ, tự quản và tiềm năng sẵn có tiếp tục xây dựng triển khai thực hiện các Chương trình, Kế hoạch trọng tâm nhằm huy động tốt các nguồn lực đầu tư cho phát triển.

Phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp theo hướng chất lượng, hiệu quả, tập trung chuyển đổi ruộng cấy lúa kém hiệu quả sang trồng rau an toàn tập trung chất lượng cao, xây dựng nhiều mô hình phát triển chăn nuôi quy mô vừa tạo nên vùng vành đai thực phẩm chất lượng cung cấp cho thị trường thành phố và các vùng lân cận.

Tập trung chỉ đạo xây dựng Kế hoạch sử dụng đất đai, đô thị phù hợp theo đúng quy hoạch của Tỉnh, thành phố.

Các đ/c lãnh đạo tỉnh, thành phố, doanh nghiệp và nhân dân cùng chung tay xây dựng Nông thôn mới 

3. Mục tiêu.

Giá trị tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn đạt 50 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 15-20 triệu đồng/ người/năm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt: Nông lâm nghiệp 4 %. TMDV TTCN tăng 8%.

Quản lý tốt nguồn thu, duy trì nguồn thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, phấn đấu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 5 tỷ đồng/năm (không tính tiền cấp quyền sử dụng đất ).

Bảo đảm độ tán che phủ rừng đạt 65 %.

Duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở. Xây dựng trường THCS đạt trường chuẩn Quốc gia vào năm 2010, trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia năm 2013, trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2015.

Phấn đấu 95% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 50% dân số thường xuyên tham gia tập thể dục.

Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân đạt 1%  giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới 1%; Tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%.

Phấn đấu tạo việc làm mới cho 500 % lao động trong vùng quy hoạch.

Hàng năm có 85 % tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh, Đảng bộ, chính quyền đạt trong sạch vững mạnh, 100 % đoàn thể đạt Xuất sắc.

4. Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2010-2015

4.1. Phát triển kinh tế.

Chỉ đạo phát triển kinh tế theo cơ cấu 2 vùng rõ rệt, Vùng dưới gồm 4 thôn Giang Đông, Cánh Đông, Cánh Chín, Cầu Xum, Nông lâm nghiệp = 70 %, TMDV, TTCN = 25 %, công nghiệp xây dựng = 5%. Nâng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên một đơn vị diện tích đạt  80 triệu đồng /ha/năm.

Vùng trên gồm 6 thôn: Hồng Sơn, Hồng Hà, Hồng Giang, Sơn Mãn 1, Sơn Mãn 2, Sơn Mãn 3, phát triển dịch vụ TTCN = 80%, sản xuất lâm nghiệp = 15 %, công nghiệp xây dựng = 5%.

Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chọn khâu đột phá trong trồng trọt là chuyển từ trồng lúa nước sang trồng rau an toàn, trồng hoa và nuôi trồng thuỷ sản chất lượng cao. Đẩy mạnh đầu tư thâm canh chọn giống năng xuất chất lượng phù hợp với thị trường tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Phấn đấu năm 2015 toàn bộ diện tích ruộng chuyển sang trồng rau an toàn tập trung, trồng hoa và nuôi trồng thuỷ sản; Chuyển đổi mang tính bền vững nâng giá trị sản xuất/cùng một ha canh tác đến 2015 lên 80 triệu đồng/năm. Tập trung trồng rau an toàn tại Giang Đông, Cánh Đông, Cánh Chín. Toàn bộ tràn lòng đình, tràn thác đông (tràn trũng) chuyển đào ao nuôi cá, trồng rau an toàn tập trung. Đối với khu vực thôn Cầu Xum quy hoạch vùng trồng cao su với quy mô trên 1.000ha. Vận động nhân dân tận dụng đất khe suối, đất ruộng lầy thụt chuyển sang đào ao nuôi thả cá đồng thời với với vốn rừng có sẵn tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Tập trung đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động ở 6 thôn vùng trên, tổ chức các hoạt động dịch vụ, tập trung vào dịch vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp nhằm cải tiến nền sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, nâng cao mức doanh thu. Xây dựng các khu du lịch sinh thái, hình thành các tổ dịch vụ vận tải nhằm bao tiêu sản phẩm  nông nghiệp, tạo thị trường đầu ra cho nông dân.

Tận dụng tiềm năng sẵn có của địa phương, tận dụng khai thác vật liệu xây dựng, cát sỏi, chế biến gỗ khai thác tỉa thưa rừng kinh doanh, chế biến thức ăn gia súc, sơ chế nông sản thực phẩm, khuyến khích tạo điều kiện thu hút các nghệ nhân thợ lành nghề đến địa bàn đầu tư mở rộng ngành nghề.

Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo, nâng cấp thường xuyên hệ thống đường giao thông, kiên cố hoá kênh mương. Hệ thống trường lớp, bảo đảm huy động nguồn lực từ nội lực đạt  20% ngoài vốn nhà nước đầu tư, đồng thời quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo chất lượng.

Tập trung chỉ đạo thực hiện thu triệt để các loại thuế quỹ trên địa bàn bảo đảm đạt 100% kế hoạch Nhà nước giao. Khuyến khích mở rộng các loại hình kinh doanh, dịch vụ, nâng dần mức doanh thu tạo nhiều nguồn thu thuế ngoài quốc doanh, khai thác tốt các nguồn thu từ đất như cấp quyền sử dụng đất, chuyển quyền, bao thầu xây dựng, quản lý nguồn thu từ quỹ đất 5% .Thực hiện tiết kiệm chi, quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách tránh thu ít, chi nhiều.

Quản lý chặt chẽ đất đai, có kế hoạch quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, dựng nhà trái phép tiếp tục thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với việc phát triển kinh tế xã hội, sắp xếp, ổn định dân cư. Triển khai có hiệu quả công tác chỉnh trang đô thị; trù trọng đầu tư nguồn lực tại chỗ, nguồn lực thu từ lao động công ích phát triển mạng lưới giao thông liên thôn gắn với vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp.

4.2. Về văn hoá xã hội.

Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập TH cơ sở, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, duy trì và giữ vững tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội khuyến học, ban quản lý giáo dục cộng đồng nhằm tăng cường quản lý giáo dục học sinh gắn kết trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Khơi dậy và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đẩy mạnh hoạt động văn hoá văn nghệ trong nhân dân, duy trì hoạt động có hiệu quả các đội văn nghệ quần chúng ở các thôn và đội văn nghệ của xã; duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả nhà văn hoá, các điểm văn hoá khu dân cư theo quy chế.

Nâng cao chất lượng tự quản ở các cụm dân cư xây dựng nếp sống văn minh đô thị gắn với xây dựng con người mới văn minh lịch sự. Duy trì tốt hoạt động hệ thống truyền thanh thực hiện nghiêm chỉnh quy chế hoạt động của đài coi đây là phương tiện thông tin quan trọng nhất để tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với nhân dân, đảm bảo thông tin kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp; duy trì tốt mạng lưới y tế thôn bản duy trì  trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Bảo đảm 100% người dân được chăm sóc sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người già đối tượng chính sách. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ y tế đối với người bệnh và ý thức của cộng đồng trong việc vệ sinh, phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng; quan tâm chăm sóc sức khoẻ trẻ em nhất là trẻ em mồ côi, tàn tật, người già cô đơn, người nghèo. Thực hiện tốt công tác truyền thông dân số kế hoạch hoá gia đình.

Quan tâm chăm sóc giúp đỡ các đối tượng thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với nước; 100% đối tượng có tổ chức đoàn thể nhận đỡ đầu chăm sóc thường xuyên. Tích cực đóng góp xây dựng quỹ tình nghĩa, xây dựng nhà tình thương cho người nghèo, người tàn tật, cô đơn tạo ra phong trào xã hội hoá công tác chăm sóc các gia đình chính sách, phấn đấu hàng năm vận động nhân dân đóng góp từ 2 đến 3 triệu đồng xây dựng quỹ tình nghĩa.

Quan tâm đến công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, công tác xoá đói giảm nghèo đi sâu phân tích nguyên nhân có biện pháp tác động tích cực hiệu quả để giảm nghèo.

Tổ chức nhiều lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế phát triển mạnh kinh tế - xã hội gắn với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Bảo đảm 100% người nghiện ma tuý được quản lý chặt chẽ, không để gia tăng con nghiện, quản lý chặt chẽ địa bàn tăng cường công tác phòng chống ma tuý phấn đấu trên địa bàn không có ổ nhóm tàng trữ, buôn bán ma tuý, giảm thiểu các tệ nạn xã hội khác; nâng cao hiệu quả quản lý công tác cai nghiện; xây dựng thôn không có tệ nạn xã hội.

4.3. Công tác quốc phòng an ninh.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác QP - AN phát động mạnh mẽ xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân rộng khắp. Thường xuyên củng cố kiện toàn và xây dựng lực lượng công an viên, tổ an ninh nhân dân ở các thôn hàng năm củng cố xây dựng lực lượng dân quân, binh chủng, đặc biệt quan tâm đến xây dựng trung đội dân quân cơ động bảo đảm sẵn sàng chiến đấu cao. Trú trọng đến công tác huấn luyện hàng năm nhằm nâng cao kỹ thuật, chiến thuật cho chiến sỹ trong lực lượng; hàng năm cấp uỷ cần đề ra Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo công tác quốc phòng an ninh nhằm xây dựng lực lượng đủ về số lượng bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bảo đảm thực hiện 100% chỉ tiêu khám tuyển và giao quân hàng năm. Chú trọng công tác bồi dưỡng phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân, công an viên, đảm bảo tỷ lệ từ 20- 30%.

 Tinh thần làm việc của cán bộ, công chức tại bộ phận Một cửa, xã Vạn Hòa

4.4. Công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị.

Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị Nghị quyết của TW, của Tỉnh, của thành phố và của địa phương. Tăng cường xuống cơ sở để gần dân, sát dân, nắm bắt tình hình các mặt đời sống nhân dân để có kế hoạch chỉ đạo sát, đúng.

Thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ gắn với củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị theo hướng chuẩn hoá đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giao. Đi đôi với công tác kiểm tra của Đảng, phát huy cao độ tinh thần tự phê bình và phê bình trong tổ chức Đảng giải quyết kịp thời những bức xúc trong nhân dân. Từng bước đổi mới công tác dân vận của Đảng, bám sát chủ trương chính sách, Nghị quyết của Đảng, Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương để tuyên truyền vận động thực hiện có hiệu quả.

Phát huy cao độ công tác tự quản của các chi bộ khu dân cư phấn đấu đến năm 2015 mỗi khu dân cư có 1 chi bộ Đảng, không có chi bộ lãnh đạo 2, 3 khu dân cư. Trú trọng bồi dưỡng quần chúng ưu tú để phát triển đảng viên mới nhất là vùng xa như Cầu Xum, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phấn đấu nhiệm kỳ kết nạp 20 đảng viên mới. Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức đánh giá cán bộ, đảng viên theo quy định của ban tổ chức TW.

Nâng cao hiệu quả chức năng giám sát của HĐND, MTTQ và ban thanh tra nhân dân trong việc quản lý điều hành thực hiện chính sách pháp luật từ xã đến các thôn. Vận động nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân.

Thường xuyên đổi mới phương pháp quản lý điều hành của UBND theo luật định; nâng cao hiệu quả thực hiện các Chương trình, Nghị quyết đề ra. Thực hiện quản lý Nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật, trú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các chức danh chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện tốt chức năng tham mưu đề xuất và giải quyết công việc, duy trì thực hiện triệt để Quy chế làm việc, Chương trình công tác; thực hiện tốt cơ chế một cửa góp phần cải tiến thủ tục hành chính giảm phiền hà cho nhân dân, chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng trong nhân dân. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân.

Từng bước đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ, các đoàn thể dưới sự lãnh đạo của Đảng phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa Đảng, chính quyền đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương để tập trung tuyên truyền, vận động đoàn viên hội viên thực hiện, phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần của hội viên, thu hút đông đảo hội viên đoàn viên tham gia công tác hội, chăm lo xây dựng quỹ hội, hàng năm cần xây dựng Chương trình, Kế hoạch hoạt động cụ thể; thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch về phối hợp hoạt động giữa HĐND - UBND và MTTQ.

5. Một số giải pháp chủ yếu.

Tranh thủ các nguồn lực đầu tư cho phát triển của Trung ương, Tỉnh, thành phố, các cơ quan đơn vị và xã hội hoá trong nhân dân; tiếp tục xây dựng hoàn thiện  cơ sở hạ tầng.

Thống nhất sự lãnh đạo của cấp uỷ, nâng cao năng lực quản lý điều hành của  chính quyền, tăng cường công tác tuyên truyền của MTTQ và các đoàn thể đẩy mạnh xã hội hoá, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước đầu tư các nguồn lực  với cơ chế thích hợp như có thể khuyến khích, đầu tư hỗ trợ vốn, giống để các tổ chức đặc biệt là các hộ gia đình mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên diện tích đất canh tác của mình. Hỗ trợ cho nhân dân việc quảng bá giới thiệu sản phẩm, có thể tính đầu ra cho sản phẩm của người lao động; khuyến khích các hình thức đầu tư, ưu tiên các hình thức tự đầu tư theo mô hình hộ gia đình nhằm tăng cường trách nhiệm với đồng vốn đầu tư cho phát triển sản xuất.

Xác định khuyến khích cho dự án  phát triển kinh tế TM-DV-DL trong đó chọn mũi nhọn đột phá là khâu đào tạo nghề làm động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH đó là Dịch vụ gắn với du lịch.

Mở các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư, thành lập các câu lạc bộ phù hợp với điều kiện của địa phương, khuyến khích nhân dân học tập nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất góp phần cung cấp ra thị trường những sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp đảm bảo hiệu quả cao, chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Tạo nguồn thu, khuyến khích sản xuất kinh doanh để nguồn thu mang tính bền vững, quản lý chặt chẽ nguồn thu, bảo đảm  thu đúng, thu đủ. Đặc biệt quản lý chặt chẽ quy hoạch, trật tự đô thị gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đảm bảo công bằng xã hội, tăng thêm niềm tin trong nhân dân, đồng thời để cho các nhà đầu tư tin tưởng, yên tâm đầu tư vốn và sản xuất kinh doanh góp phần xây dựng địa phương.

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế đồng thời phải làm tốt các vấn đề xã hội đó là:

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm bức xúc trong nhân dân; quan tâm thường xuyên đến các đối tượng chính sách trên địa bàn; khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, đức tính cần cù lao động của nhân dân và tiềm năng lợi thế sẵn có. Thực hiện triệt để Quy chế dân chủ ở cơ sở đồng thời phát huy mạnh  mẽ tính tự quản, tự chủ của các cụm dân cư.



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1