07/01/2018
Thành phố Lào Cai khẩn trương triển khai ứng phó với bệnh lùn sọc đen phương Nam
Ngày
03/01/2018, thành phố Lào Cai đã thành lập Ban chỉ đạo ứng phó, phòng chống bệnh lùn sọc
đen phương Nam gây hại lúa vụ Xuân 2018 và các vụ tiếp theo trên địa bàn thành
phố.
Ngày
03/01/2018, thành phố Lào Cai đã thành lập Ban chỉ đạo ứng phó,
phòng chống bệnh lùn sọc đen phương Nam gây hại lúa vụ Xuân 2018 và các vụ tiếp
theo trên địa bàn thành phố.
Bệnh
lùn sọc đen Phương Nam hại lúa, do tác nhân gây bệnh là virus lùn sọc đen
phương Nam (Southern Rice Black Streaked
Dwarf Virus - SRBSDV) thuộc nhóm Fijivirus-2, họ Reoviridae. Đây là bệnh
hại đặc biệt nguy hiểm, đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ. Môi
giới truyền bệnh là rầy lưng trắng (Sogatella
furcifera) truyền virus này. Ngoài cây lúa bệnh còn gây hại trên ngô, lúa
mì, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng vì các loại cây này cũng là ký chủ của rầy lưng
trắng, nên cũng là nguồn chứa virus để rầy lưng trắng truyền bệnh sang cây lúa.
Rầy lưng trắng mang virus có thể sống qua Đông và di chuyển rất xa theo gió,
khi rầy mang virus trích hút vào cây lúa sẽ làm cây lúa bị nhiễm bệnh.
Khi
cây lúa bị nhiễm bệnh giai đoạn mạ và thời kỳ đẻ nhánh làm cho cây lúa bị lùn
xuống và lụi dần; thời kỳ lúa làm đòng làm cho lúa không trỗ bông được, nếu có
trỗ được thì hạt bị lép hoàn toàn; Vụ Mùa 2017, trên địa bàn thành phố Lào Cai do
điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, mưa bão kết hợp với nắng nóng xen kẽ
tạo điều kiện cho bệnh lùn sọc đen phương Nam phát sinh với diện tích và mức độ
gia tăng đột biến so với nhiều năm gần đây, diện tích nhiễm 56 ha, trong đó
thiệt hại năng suất gần 40ha. Đến nay toàn bộ diện tích lúa đã được thu hoạch,
tuy nhiên nguy cơ rầy lưng trắng mang virus lùn sọc đen phương Nam trên đồng
ruộng còn rất cao có thể tiếp tục gây bùng phát thành dịch hại lúa vụ Xuân 2018
và các vụ tiếp theo.

Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra việc kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở cơ sở, xử lý
nghiêm việc kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng, hướng dẫn các cơ sở
kinh doanh buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật các loại thuốc xử lý hạt giống, thuốc
đặc trị rầy để các cơ sở chủ động cung ứng cho người sản xuất. Trong thời gian từ khi gieo cấy đến giai đoạn lúa làm
đòng phải thường xuyên kiểm tra, giám định tỷ lệ rầy lưng trắng mang virus để
phun trừ kịp thời, ngăn chặn rầy lây lan nguồn bệnh; thực hiện nhổ, vùi tiêu
hủy những cây lúa bị bệnh, cấy dặm bằng cây lúa khỏe; chăm sóc bổ sung để cây
lúa nhanh chóng phục hồi./.
Cao Bá Quý