Hiệu quả từ sản xuất từ Mô hình Cánh đồng 1 giống trên địa bàn thành phố Lào Cai
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Lào Cai lần thứ XXII; Triển khai Đề án số 07 về “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, chất lượng cao trên địa bàn thành phố Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020”. Vụ mùa 2016, Thành phố Lào Cai đưa vào sản xuất thí điểm mô hình cánh đồng 1 giống tại xã Hợp Thành với quy mô 10ha tại 03 thôn: Pèng 1,2,3.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành
phố Lào Cai lần thứ XXII; Triển khai Đề án số 07 về “Phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa bền vững, chất lượng cao trên địa bàn thành phố Lào Cai, giai
đoạn 2016 - 2020”. Vụ mùa 2016, Thành phố Lào Cai đưa vào sản xuất thí điểm mô
hình cánh đồng 1 giống tại xã Hợp Thành với quy mô 10ha tại 03 thôn: Pèng 1,2,3.

Ảnh: Mô ình thí điểm Cánh đồng mẫu lớn (cánh đồng 1
giống) tại xã Hợp Thành
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thường
trực Thành ủy, HĐND và UBND thành phố, sự vào cuộc của các phòng, ban chuyên
môn, chính quyền địa phương và đặc biệt sự tham gia tích cực của các hộ nông
dân trong vùng sản xuất, mô hình thí điểm cánh đồng 1 giống được triển khai thực
hiện đúng khung lịch thời vụ và cơ cấu giống của thành phố đề ra.
Với ưu điểm sản xuất cánh đồng một giống,
toàn bộ từ khâu làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh... sẽ
được tiến hành cùng thời điểm, cùng sử dụng biện pháp kỹ thuật trong quá trình
sản xuất, dễ kiểm soát dịch bệnh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và sản xuất nông
nghiệp bền vững.
Cơ cấu giống lúa sử dụng giống Tân Thịnh
15, đây là giống lúa thuần chất lượng mới do Trung tâm Giống NLN Lào Cai chọn
tạo bằng phương pháp tích lũy gen chất lượng và là giống lúa thuần có chất
lượng gạo ngon, dễ canh tác và sử dụng đã được trồng ở các huyện Bảo Yên, Bát
Xát... Với cơ chế hỗ trợ: ngân sách thành phố hỗ trợ 100% giống lúa, tập huấn
kỹ thuật đã cung ứng cho 105 hộ tham gia mô hình thí điểm với lượng giống 490kg
đảm bảo chất lượng và đúng thời vụ, nhân dân tham gia mô hình đã áp dụng đúng quy
trình sản xuất, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa.
Mô hình được triển khai vào vụ mùa, thời
điểm gieo mạ gặp thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài đã ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy
mầm, sinh trưởng và phát triển của cây mạ. Hơn nữa vụ mùa năm 2016, điều kiện
thời tiết rất bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão
số 2,3 đã gây lũ lớn làm ngập toàn bộ 10ha mô hình cánh đồng 1 giống. Nhưng
được sự giám sát chặt chẽ, tư vấn và hỗ trợ kịp thời của các cơ quan chuyên
môn, chính quyền địa phương đã hướng dẫn nhân dân các biện pháp kỹ thuật chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng (sau mưa bão) để cây lúa sinh
trưởng, phát triển tốt. Qua theo dõi, đánh giá mô hình cho thấy: năng suất lúa
Tân Thịnh 15 đạt đạt 44 tạ/ha (do ảnh hưởng của cơn bão số 2,3 năm 2016), với
chất lượng gạo thơm, ngon nên giá bán trên thị trường cũng cao hơn một số giống
lúa khác từ 3 đến 4 giá, thu nhập bình quân đạt 48 triệu đồng/ha; cao hơn diện
tích sản xuất lúa thường khoảng 15 triệu đồng/ha.
Mô hình cánh đồng 1 giống với mục đích
áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, bước đầu đã
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Sản xuất một giống lúa trên những
cánh đồng mẫu lớn, lần đầu tiên được triển khai thành công tại xã Hợp Thành,
đây được xem như là một giải pháp quan trọng và lâu dài, góp phần tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập từ nghề trồng lúa…nhằm từng bước
tiến tới cơ giới hóa các khâu sản xuất, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học
kỹ thuật và thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm tạo sự
phát triển thành chuỗi trong sản xuất lúa gạo.
Từ kết quả sản xuất cánh đồng lúa 1
giống vụ mùa 2016 cho thấy chủ trương của Thành uỷ, UBND thành phố về đề án “
Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, chất lượng cao trên địa bàn
thành phố Lào Cai, giai đoạn 2016 -2020” là hướng đi đúng, giúp người nông dân
tăng thu nhập, ổn định đời sống, tiến tới sản xuất nông nghiệp chất bền vững
chất lượng cao.
Trịnh Thị Hường