Gương vượt khó làm
giầu từ nuôi Thỏ
Bà Lê Thị Phượng,
sinh năm 1963, thường trú tại thôn Sơn Lầu – xã Cam Đường - thành phố Lào Cai -
Tỉnh Lào Cai. Sinh ra trong gia đình
thuần nông, kinh tế gia đình bà cũng khó khăn như bao gia đình khác ở trong
thôn, làm gì để tăng thêm thu nhập cho gia đình luôn là vấn đề trăn trở đối với
bà. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm, gia đình cũng chỉ nuôi một vài con lợn, mấy
con gà, nuôi cá, sau đó kinh tế khá dần hơn, có vốn, có kinh nghiệm và học
hỏi những người chăn nuôi trong và ngoài xã, gia đình bà quyết định đầu tư
vào chăn nuôi, tăng dần quy mô chăn nuôi của gia đình. Khi quy mô chăn nuôi
tăng thì vấn đề khiến bà lo lắng là tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến bà con nông dân trong xóm nên năm 1991 gia đình bà quyết định xin chuyển
đổi khu chăn nuôi, đầu tư vào phát triển chăn nuôi tổng hợp với quy mô 60 lợn
thịt, 05 con lợn nái, chuyển từ trên 2000m 2 đất lúa kém hiệu
quả sang đào ao thả cá bán thâm canh. Từ năm 2014 đến đầu năm 2016 do lợn luôn
được giá, kết hợp với đầu tư chăn nuôi đồng bộ và áp dụng theo đúng quy trình
kỹ thuật, đàn lợn của gia định bà phát triển ổn định, cho năng suất cao, an
toàn dịch bệnh nên đem lại lợi nhuận khoảng
200 đến 300 triệu đồng/năm.
Năm 2017
do ảnh hưởng của dịch bệnh, đầu ra cho đàn lợn không đảm bảo. Qua truyền hình,
bà thấy được hiệu quả từ việc nuôi thỏ, nên đã bàn bạc với gia đình đi tham
quan, học tập kinh nghiệm tại một trang trại nuôi thỏ ở Yên Bái. Ban đầu, do
thiếu kinh nghiệm gia đình bà chỉ dảm nuôi thử vài chục đôi, lâu dần, thấy việc
nuôi thỏ có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà quyết định vay vốn từ ngân
hàng chính sách và quỹ hỗ trợ nông dân để mở rộng chuồng trại, đến nay đàn thỏ
lên đến 300 cặp thỏ bố mẹ. Chia sẻ thêm về kỹ
thuật nuôi thỏ bà cho biết, chủ yếu do bà tự học hỏi và tìm hiểu trên mạng
internet. Bà Phượng cho biết, thỏ dễ nuôi và ít bị bệnh nhưng một khi đã bệnh
thì chết rất nhanh. Thức ăn cho thỏ cũng rất đơn giản, có thể tận dụng phụ phẩm
nông nghiệp như rau, củ, quả…, ngoài các loại rau xanh, còn có tinh bột, thức
ăn hỗn hợp sản xuất cho thỏ. Mỗi năm thỏ
có thể đẻ 6 đến 7 lứa, mỗi lứa từ 6 đến 8 con. Nuôi 3 tháng trọng lượng đạt
2,5-3kg là có thể xuất bán. Để có đầu ra, bà tìm đến các nhà hàng, khách sạn,
liên hệ các đầu mối thu mua. Nhờ chăn nuôi có uy tín, chất lượng nên trang trại
của gia đình bà dần được người tiêu dùng lựa chọn. Hiện, nhiều nhà hàng, khách
sạn trên địa bàn thành phố Lào Cai đang là khách hàng thân thiết của gia đình bà
Phượng.

Bà Phượng áo xanh bên phải.
Xác định đây là
mô hình phù hợp với gia đình và đặc biệt là nhu cầu thực tế của thị trường hiện
nay nên gia đình bà đã tập trung đầu tư chăn nuôi thỏ nái sinh sản để cung cấp
giống cho gia đình và bà con trong xã. Ngoài đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố
với quy mô rộng trên 150m2, chia làm 2 khu vực, khu nuôi thỏ cái sinh sản và
khu nuôi thỏ con sau khi tách mẹ. Hiện gia đình bà có hơn 100 con thỏ cái sinh
sản, trung bình mỗi tháng xuất bán 2-3 tạ thỏ thịt và 3-5 lứa thỏ giống, doanh
thu mỗi năm gần 300 đến 400 triệu đồng. Ngoài ra, hàng năm gia đình bà luôn duy
trì đàn gà từ 500-600 con, một năm xuất 2 lứa, trung bình mỗi lứa cho thu nhập
từ 400-500 triệu đồng; gia đình bà là 01 trong hộ được UBND thành phố cấp chứng
chỉ trang trại trên địa bàn xã.
Ngoài làm kinh tế
giỏi bà phượng luôn là người nông dân gương mẫu trong các phong trào của địa
phương và của thôn, bà luôn được bà con lối xóm và nhân dân yêu quý. Hàng năm
gia đình bà luôn đạt gia đình văn hóa, và được UBND xã cũng như các cấp hội
thành phố tặng giấy khen vì có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi
đua của địa phương./.
Nguyễn Thị Thi