image banner
Giải pháp cải tạo tập quán lạc hậu ở Láo Lý, Tả Phời
Thôn Láo Lý - xã Tả Phời - thành phố Lào Cai là thôn hình thành do sắp xếp ổn định dân cư từ những năm 1992, hiện thôn vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn đang được hộ trợ theo chương trình 135 của Chính phủ. Láo Lý tuy chỉ cách trung tâm xã Tả Phời hơn 02km nhưng biệt lập hoàn toàn với các thôn khác, cộng đồng dân cư toàn thôn có 69 hộ/ 356 nhân khẩu đều là người dân tộc Xa Phó, trong đó có đến 53 hộ nghèo (chiếm 76,8%) và 16 hộ cận nghèo (chiếm 23,2%). Diện tích tự nhiên của thôn 41,6ha; diện tích trồng lúa 9,3ha (năng xuất 48,5 tạ/ ha, sản lượng 40 tấn), diện tích trồng ngô 19,5ha (năng xuất 40,2 tạ/ ha, sản lượng 78 tấn); toàn thôn có 46 hộ chăn nuôi gia súc gồm 116 con trâu, bò và 123 con dê. Theo khảo sát, thì thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2018 ở Láo Lý mới chỉ đạt khoản 6,61 triệu đồng/ người/ năm.

Thôn Láo Lý - xã Tả Phời - thành phố Lào Cai là thôn hình thành do sắp xếp ổn định dân cư từ những năm 1992, hiện thôn vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn đang được hộ trợ theo chương trình 135 của Chính phủ. Láo Lý tuy chỉ cách trung tâm Tả Phời hơn 02km nhưng biệt lập hoàn toàn với các thôn khác, cộng đồng dân cư toàn thôn có 69 hộ/ 356 nhân khẩu đều là người dân tộc Xa Phó, trong đó có đến 53 hộ nghèo (chiếm 76,8%) và 16 hộ cận nghèo (chiếm 23,2%). Diện tích tự nhiên của thôn 41,6ha; diện tích trồng lúa 9,3ha (năng xuất 48,5 tạ/ ha, sản lượng 40 tấn), diện tích trồng ngô 19,5ha (năng xuất 40,2 tạ/ ha, sản lượng 78 tấn); toàn thôn 46 hộ chăn nuôi gia súc gồm 116 con trâu, bò và 123 con dê. Theo khảo sát, thì thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2018 ở Láo Lý mới chỉ đạt khoản 6,61 triệu đồng/ người/ năm.

 

Láo Lý là thôn có 100% người dân tộc Xa Phó sinh sống

Đường trục vào thôn Láo Lý dài 1,3km rộng 03m đã đổ bê tông t năm 2009, nhưng đường ngõ xóm mới chỉ có 06 tuyến/ 02km được kiên cố, trên 80% đường ngõ xóm của thôn vẫn là đường đất tự mở. Thôn có 1,8km kênh thủy lợi đã xuống cấp, công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư từ năm 2012 cũng đã hư hỏng nên hiện nay người dân đang phải dùng nước khe, lần phục vụ sinh hoạt. Thôn hiện nay có 58 hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, còn 11 hộ chưa được sử dụng do nhà cách khá xa trung tâm thôn. Mới có 59 hộ (tương đương 88%) có nhà vệ sinh, tuy nhiên hầu như người dân chưa có thói quen sử dụng; duy nhất 01 hộ trong thôn có nhà tắm và 05 hộ có bể chứa nước sinh hoạt. Việc tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải sinh hoạt, chăn nuôi của người dân chưa được quan tâm thường xuyên.

Để cải tạo hủ tục lạc hậu đang đè nặng ở Láo Lý, tiến tới thay đổi toàn diện kinh tế - xã hội thôn, cuối năm 2018 thành phố Lào Cai đã thông qua định hướng phát triển cho thôn trong giai đoạn từ 2019 đến 2025. Các mục tiêu cụ thể đã được thành phố đặt ra là: Tăng thu nhập bình quân đầu người lên 40 triệu đồng vào năm 2025 (tăng 33 triệu đồng so với năm 2018); đến 2020, đảm bảo 100% nhà ở đạt tiêu chuẩn 100% hộ dân được cấp nước hợp vệ sinh; đến 2025, 100% đường ngõ xóm được bê tông hóa 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia an toàn; đến 2020 còn dưới 50% đến 2025 còn dưới 12% hộ nghèo; đến 2020, tỷ lệ chuyên cần các cấp học từ THCS trở xuống đạt trên 95%, 50% số học sinh học tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT hoặc học nghề; đến 2025, tỷ lệ chuyên cần đạt trên 100% 100% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT hoặc học nghề; đến 2025, phải chấm dứt hoàn toàn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, giải pháp đầu tiên được thành phố xác định là phải đưa Đảng viên cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Tả Phời về sinh hoạt tại Chi bộ thôn Láo Lý với tư duy thay đổi nhận thức là mấu chốt cho sự thay đổi toàn diện. Cùng với đó, chính quyền xã cần thực hiện quyết liệt bằng nhiều giải pháp để giúp từng hộ gia đình, từng người dân trước hết phải thay đổi được nếp sinh hoạt hàng ngày hợp vệ sinh, thành lập các tổ thu gom rác sinh hoạt, xây dựng các lò đốt rác tập trung, tổ chức tổng vệ sinh môi trường khu dân cư hàng tuần. Từ nay đến 2022, cần có sự đầu tư kịp thời từ Ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng cho thôn tạo nền tảng phát triển, gồm: hoàn thiện mạng lưới đường giao thông, cấp điện, cấp nước sinh hoạt; cải tạo hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất; nâng cấp trường học, thiết chế văn hóa. Song song với cải thiện hạ tầng là các chính sách đồng hành giúp đỡ từng hộ, nhóm hộ tiếp cận với dịch vụ xã hội thiết yếu; được hỗ trợ sản xuất, học nghề, tìm việc làm; được hưởng ưu đãi tín dụng. Rất cần có các mô hình, dự án chăn nuôi, trồng trọt do tổ chức doanh nghiệp đồng hành, liên kết sản xuất trực tiếp với nhân dân; nhưng quan trọng nhất, vẫn là cần ý thức chủ động của từng hộ dân trong lao động sản xuất, trước hết cần nuôi trồng giản đơn phục vụ nhu cầu gia đình tại chỗ, sau là chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng kỹ thuật thâm canh để dần mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa.

 

Cải tạo tập quán lạc hậu ở Láo Lý - Mấu chốt là thay đổi nhận thức

Cho cần câu hơn cho xâu cá, để có được những thay đổi tích cực như định hướng từ nay đến 2025, trước hết toàn hệ thống chính trị của thôn Láo Lý, xã Tả Phời và thành phố Lào Cai cần phải tập trung vào xóa bỏ những tập tục lạc hậu của nhân dân. Và để thay đổi thói quen sinh hoạt, sản xuất đã cố hữu lâu đời trong cộng đồng dân cư thì mấu chốt phải từ việc tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức, tự lực vươn lên của từng hộ gia đình, từng người dân.

Cao Bá Quý



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1