image banner
Cần hết sức đề phòng lúa xuân bị ngộ độc thuốc trừ cỏ
Vụ xuân 2019, đến nay trà lúa sớm đang giai đoạn nhổ cấy hồi xanh, trà chính vụ đang gieo mạ làm đất chuẩn bị nhổ cấy.

Vụ xuân 2019, đến nay trà lúa sớm đang giai đoạn nhổ cấy hồi xanh, trà chính vụ đang gieo mạ làm đất chuẩn bị nhổ cấy.

Qua nắm bắt việc quản lý cỏ dại trên ruộng bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật phổ biến sử dụng các loại thuốc trừ cỏ như: Acenida 17WP, Vibuta 32EC, Vibuta 62EC, Butanix 60EC, Fenrim 18.5WP, Butavi 60EC. Thực tế kiểm tra trên diện tích lúa trà sớm xuất hiện hiện tượng cây lúa bị lùn từng vạt, lá xoắn, đẻ nhiều nhánh tăm, cây phát triển chậm, rễ ngắn có mầu nâu mủn. Qua trao đổi với chủ ruộng được biết người dân sử dụng thuốc trừ cỏ lúa vượt 2 đến 3 lần liều lượng quy định nên cây lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ.

Lúa xuân trà sớm đang giai đoạn nhổ cấy hồi xanh

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ, ngành nông nghiệp thành phố Lào Cai khuyến cáo bà con cần sử dụng thuốc trừ cỏ đúng chủng loại được lưu hành; đúng kỹ thuật, nồng độ, liều lượng ghi trên bao bì; khi phun thuốc mặt ruộng phải bằng phẳng và có lớp nước mỏng 2-3cm; sau khi phun xong phải giữ nước trong vòng 5-7 ngày, không để nước ngập đến điểm sinh trưởng của cây lúa, không để ruộng khô sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc và phát triển của cây lúa. Khi xuất hiện triệu chứng lúa bị ngộ độc thuốc trừ cỏ thì phải thay nước trong ruộng, làm cỏ sục bùn, bón thêm phân hoai mục; sau khi xử lý 7-10 ngày thì phun thêm super lân qua lá để kích thích bộ rễ phát triển.

Cao Bá Quý

Cao Bá Quý



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1