image banner
Tấm guơng nhà giáo sáng tạo và tư duy độc lập - điển hình trong ngành giáo Học tập và làm theo tư tuởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Hưởng ứng cuộc thi “Viết về những tấm gương điển hình Giáo dục Lào Cai làm theo lời Bác” năm 2018, tác giả Phạm Trọng Hữu - PHT Truờng Tiểu học Nguyễn Du đã viết về tấm gương cô giáo - một hiệu trưởng, một nhà lãnh đạo sáng tạo và có tư duy độc lập đó là cô giáo Trần Thị Thùy Dung - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai. Bài viết đạt giải nhất tại cuộc thi do Sở giáo dục và đào tạo Tỉnh Lào Cai tổ chức.

Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh không để lại những tác phẩm lớn về đạo đức nhưng những tư tưởng lớn, những việc làm của Người đã được cả thế giới thừa nhận. Người là một nhà đạo đức lớn, một nhà văn lỗi lạc và hơn nữa người còn là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất cho mọi thời đại. Nhìn lại quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX chúng ta thấy vị lãnh tụ của Đảng, của cách mạng Việt Nam luôn thể hiện tinh thần của một nhà cách mạng sáng tạo và có tư duy độc lập. Điều đó được minh chứng trong việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc; Bác đã khơi dậy và tổ chức thành công sức mạnh “dời non lấp biển” của dân tộc Việt Nam; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại của đất nước ta và con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hưởng ứng cuộc thi “Viết về những tấm gương điển hình Giáo dục Lào Cai làm theo lời Bác” năm 2018 tôi xin kể về tấm gương cô giáo - một hiệu trưởng, một nhà lãnh đạo sáng tạo và có tư duy độc lập đó là cô giáo Trần Thị Thùy Dung - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai.

 
Đ/c Trần Thị Thuỳ Dung - Phó truỏng phòng Giáo dục và đạo tạo TP Lào Cai

Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó, ngay từ nhỏ chị đã có ước mơ cháy bỏng là được làm cô giáo. Ước mơ đó đã được thực hiện nhờ sự khát khao và nỗ lực hết mình để biến ước mơ thành hiện thực. Tháng 9 năm 1997 với tấm bằng tốt nghiệp Sư phạm trong tay cô được phân công về trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Bát Xát công tác.

Những ngày đầu với biết bao khó khăn vất vả đến với cô giáo trẻ vừa ra trường nhưng với tình yêu thương học sinh hết mực, lòng tâm huyết, sự say mê với nghề cộng với sự động viên giúp đỡ của gia đình và đồng nghiệp chị đã vượt qua và đã khẳng định được năng lực và chuyên môn của mình.

Năm 2001 chị được chuyển đến công tác tại trường tiểu học thị trấn Bát Xát. Môi trường mới chị luôn tu dưỡng và rèn luyện để trở thành một giáo viên xuất sắc, được đồng nghiệp và nhân dân, học sinh quý mến, các tiết dạy chị luôn chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy và kích hoạt não bộ, phương pháp này giúp học sinh sáng tạo và phát triển tư duy độc lập; chị luôn tìm tòi đổi mới cách dạy, các hoạt động chuyên môn trong nhà trường chị luôn luôn đi đầu. Chính vì vậy đến năm 2002 chị được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Bát Xát. Với tinh thần trách nhiệm cao cộng với sự sáng tạo trong công tác tham mưu, quản lý đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường, Trường tiểu học Bát Xát trở thành điểm sáng về chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục toàn diện.

 
Đ/c Trần Thị Thuỳ Dung - HT Truờng Tiểu học Thị trấn Bát Xát với mô hình truờng học mới

Nhờ sự hăng say trong chuyên môn, trách nhiệm cao trong công việc và được sự tín nhiệm tuyệt đối của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, tháng 8 năm 2007 chị được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Bát Xát. Với sự năng động, sự quyết đoán trong cương vị mới chị đã truyền cảm hứng học tập và làm việc đến đội ngũ giáo viên và học sinh trong trường. Trường tiểu học thị trấn Bát Xát đón nhận một làn gió mới làm “thay da đổi thịt” nhờ vào phong cách lãnh đạo có tư duy sáng tạo của một hiệu trưởng trẻ; Xác định được tầm nhìn, giá trị chiến lược của nhà trường, cô hiệu trưởng trẻ Trần Thị Thùy Dung đã lựa chọn mô hình “Trường tiểu học Lào Cai mới” với những hoạt động gắn với thực tiễn và trải nghiệm, giáo viên và học sinh được xây dựng nội quy trường lớp, học sinh được đi học thực tế, giáo viên được tự chủ, tự chịu về nội dung, chương trình, cha mẹ học sinh được tham gia vào quá trình dạy và học,... Bên cạnh đó việc xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” được chị quan tâm đặc biệt. Mô hình này được lan tỏa và trở thành điểm đến tham quan học tập của các trường trong và ngoài tỉnh. Với những giải pháp hay, việc làm thuyết phục, hiệu quả nổi bật từ mô hình này nên Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã quyết định chọn Trường tiểu học thị trấn Bát Xát là đơn vị đầu tiên cho mô hình “Trường học mới Việt Nam” tại Lào Cai.

Gần 10 năm đặt nền móng và xây dựng trường tiểu học thị trấn Bát Xát trở thành một “thương hiệu” về mô hình “Trường học mới”. Năm 2011 chị chuyển về làm Phó hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Tuyển 2 – TP Lào Cai và một năm sau là Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Ngọc Hân - TP Lào Cai. Về ngôi trường mới của thành phố chị đã nhanh chóng khẳng định

được năng lực lãnh đạo. Với một tư duy độc lập, những kinh nghiệm của bản thân cùng với sự học hỏi thế hệ đi trước và bạn bè đồng nghiệp cô đã xây dựng nhà trường thành một địa chỉ giáo dục tin cậy với nhiều hoạt động ý nghĩa, sáng tạo và hội nhập, được học sinh và phụ huynh đồng lòng ủng hộ, trường tiểu học Lê Ngọc Hân cũng là trường học đầu tiên trong tỉnh có bể bơi để dạy kĩ năng phòng tránh đuối nước. Với những thành công và hiệu ứng tích cực từ mô hình trường học mà chị đã xây dựng, chị đã vinh dự trở thành một gương mặt đại diện tham gia giao lưu cán bộ quản lý giỏi cấp quốc gia chia sẻ kinh nghiệm về mô hình “Trường học mới Việt Nam”.

Với tâm, trí, tài, đức và sức mạnh lan tỏa lớn trong ngành của cô hiệu trưởng “trường học mới”, đến tháng 2 năm 2016 chị được vinh dự bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai. Cương vị mới, trách nhiệm mới, chị luôn cống hiến sức lực, trí tuệ cho ngành, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đổi mới giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, sân khấu hóa một số hoạt động sơ kết, tổng kết, chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt cổng trường an toàn giao thông, tạo ra nhiều sân chơi bổ ích mới lạ cho giáo viên và học sinh tham gia.

Với phong cách thân thiện, gần gũi, chị luôn quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên trong ngành, đến các cơ sở không những tư vấn cặn kẽ mà còn động viên, chia sẻ, khuyến khích các nhà trường mạnh dạn, tự tin, đổi mới, phát huy hết năng lực của mình; điều mà trân quý hơn cả là tình cảm mà chị dành cho đồng nghiệp, một sự lắng nghe và thông cảm sâu sắc, những lời góp ý chân tình đó không đơn giản là mối quan hệ lãnh đạo với cấp dưới mà là tình bạn, tình đồng chí, tình anh em cao cả.

Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội trên tất cả lĩnh vực đòi hỏi giáo dục phải bắt kịp với sự phát triển đó; trách nhiệm của một người lãnh đạo đã đè nặng trên vai, công việc của cơ quan như choán đầy thời gian dành cho gia đình của chị, vậy mà chị vẫn hoàn thành trách nhiệm của một người vợ, người mẹ hiền đảm đang. Chị luôn lo lắng chuẩn bị cho chồng con từng bữa cơm giấc ngủ. Hai con của chị chăm ngoan học giỏi. Chị là hậu phương vững chắc để cho chồng yên tâm công tác xa nhà.

 
Đ/c Trần Thị Thùy Dung là một trong 10 đại diện tiêu biểu của các nước thành viên SeaMeo đến Thái Lan làm việc và nhận giải thưởng Công chúa Thái Lan năm 2015

Những nỗ lực, cống hiến và những kết quả đã đạt được, chị được lãnh đạo các cấp ghi nhận và trao tặng nhiều danh hiệu cao quý: “Chiến sĩ thi đua cơ sở nhiều năm, Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chiến sĩ thi đua tỉnh, Bằng khen của Bộ và của Thủ tướng Chính phủ”. Đặc biệt, chị được vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn cùng với 10 đại diện tiêu biểu của các nước thành viên SeaMeo đến Thái Lan nhận giải thưởng Công chúa Thái Lan tổ chức vào tháng 10 năm 2015. Đây là giải thưởng quốc tế danh giá dành cho thầy cô giáo, lãnh đạo trường học có nhiều đóng góp và cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Để có được kết quả và thành tích như vậy đó là sự cố gắng không ngừng nghỉ của cá nhân chị, sự chia sẻ của gia đình và tập thể cơ quan, các đơn vị trường học trong thành phố.

Giáo dục thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ phấn đấu đi lên để trở thành tỉnh đứng đầu khu vực Tây Bắc về Giáo dục. Để đạt được mục tiêu đó mỗi nhà giáo chúng ta phải nỗ lực hy sinh, không ngừng học tập và đặc biệt phải có tư duy độc lập, sáng tạo. Chị luôn học và làm việc theo Bác ở những phong cách đó. Chị chính là một hình ảnh đẹp, một tấm gương mẫu mực, điển hình cho người phu nữ trong thời đại mới./.


 Tác giả: Phạm Trọng Hữu
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1