image banner
Trường THCS Hoàng Hoa Thám tổ chức tập huấn giáo dục kỷ luật tích cực
Có người nói rằng: “Một lời bất cẩn có thể gây bất hòa. Một lời độc ác có thể làm hỏng cả cuộc đời. Một lời đúng lúc có thể làm giảm căng thẳng. Một lời yêu thương có thể đem lại hạnh phúc.” Câu nói đó đã cho thấy sức mạnh vô hình của một lời nói đối với cuộc đời một người. Trong nghề dạy học, một lời nói, một cử chỉ, một hành động của giáo viên không chỉ ảnh hưởng đến một người mà thậm chí còn quyết định tương lai của cả một thế hệ học sinh.

Trong thời gian gần đây, khái niệm dạy học tích cực, kỉ luật tích cực đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm bởi tính ưu việt của nó trong dạy học và giáo dục học sinh. Nhận thức được vai trò của dạy học tích cực cũng như kỉ luật tích cực trong giáo dục nhà trường, Trường THCS Hoàng Hoa Thám đã tổ chức buổi “Tập huấn, bồi dưỡng về dạy học tích cực và kỉ luật tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo tới thể giáo viên trong toàn trường.

 

 

Quang cảnh buổi tập huấn

Mở đầu buổi tập huấn, Cô giáo Nguyễn Thị Thu Giang – Phó Hiệu trưởng đã giới thiệu đến toàn thể thầy cô trong nhà trường về nội dung “Một số vấn đề chung về giáo dục kỷ luật tích cực”. Theo cô để kỉ luật tích cực thì mỗi người giáo viên cần tự mình thay đổi quan niệm, nhận thức về giáo dục và kỉ luật. Khi “thầy cô chúng ta đã thay đổi” thì sẽ có cách xử lí mềm dẻo, khéo léo và hiệu quả hơn khi học trò của mình mắc lỗi. Nói theo cách khác, kỉ luật tích cực chính là giáo viên dạy học sinh tự hiểu hành vi của mình, có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác.

Nội dung thứ 2 của buổi tập huấn là Phương pháp dạy học tích cực. Trong nội dung này, hai cô giáo đại diện cho tổ chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm với tập thể về các phương pháp dạy học của mình. Đầu tiên, cô Nguyễn Thị Như Nguyệt – phó chủ tịch công đoàn chia sẻ kinh nghiệm và những ảnh hưởng và những hậu quả có thể đem lại cho TPTTTE “Học sinh bi ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần, sức khỏe. Giáo viên mất uy tin, ân hận, dư luận lên án,…”, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thụy - giáo viên môn Tiếng Trung, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như ảnh hưởng của TPTTTE. Cuối cùng, cô Tống Thị Thương Hiền – Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với mọi người về cách thức tổ chức các phương pháp dạy học tích cực hay được áp dụng. Đồng thời cũng nhấn mạnh các thầy cô giáo cần trao dồi kiến thức, kỹ năng xử lí tình huống tốt đối với học sinh. Sau buổi tập huấn Ban Giám hiệu nhà trường sẽ thành lập một tổ tư vấn về việc xử lí tình huống sư phạm nhằm giúp các thầy cô tháo gỡ những khó khăn gặp phải để nhanh chóng giải quyết và đưa ra được biện pháp xử lí đối với học sinh bị vi phạm.

 

 

Cô giáo Tống Thị Thương Hiền chia sẻ kinh nghiệm

Tuy thời gian tập huấn không nhiều nhưng chắc chắn mỗi thầy cô đã tích lũy được không ít những kinh nghiệm về kỉ luật tích cực và dạy học tích cực để áp dụng vào công việc giảng dạy của mình. Với kiến thức chuyên môn và tấm lòng của một nhà giáo các thầy cô sẽ luôn đem đến cho học sinh của mình những kiến thức lí thú và mới mẻ.


 Tác giả:  Hoàng Thị Thúy Loan Trường THCS Hoàng Hoa Thám



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1