image banner
Những điều nên biết về bệnh cúm A/H5N1
Bệnh cúm A/H5N1 ở gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm bệnh lây lan rất nhanh làm chết nhiều gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng… và các loài chim, đặc biệt bệnh lây sang người. Vi rút cúm A/H5N1 là chủng mới lạ hoàn toàn với cơ thể người, bệnh tiến triển nhanh phá huỷ nặng nề nhu mô phổi, gây tử vong cao.

Những người có nguy cơ cao bị  mắc bệnh cúm A/H5N1

Những người trực tiếp chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán gia cầm hay giết mổ, chế biến thịt, trứng gia cầm ốm.

Nhân viên thú y làm nhiện vụ giám sát và phòng chống dịch cúm gia cầm tại ổ dịch.

Những người trực tiếp thu gom, tiêu huỷ hay xử lý đàn gia cầm trong vùng dịch

Những cán bộ trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 và đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch tại ổ dịch.

Những người hiện đang sống trong vùng dịch cúm gia cầm đặc biệt là trẻ em, người già những người mắc bệnh mãm tính đường hô hấp có tình trạng thiểu năng miễn dịch.

Trường hợp nghi ngờ mắc cúm A/H5N1 khi có những dấu hiệu sau:

+ Sốt cao liên tục trên 380­­­­­5

+ Có biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp như ho viêm họng đau ngực hoặc khó thở.

+ Đau ngực, đau cơ, đau thắt lưng …­­­­­­­

+ Có tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc sử dụng thịt và sản phẩm như trứng, tiết canh, phủ tạng...của gia cầm bị bệnh trước khi phát bệnh trong vòng 7 ngày hoặc là người có mặt trong vùng dịch cúm gia cầm.

+ Các trường hợp tử vong do viêm đường hô hấp không rõ nguyên nhân mà trước đó đã tiếp xúc với nguồn lây và gia cầm bị bệnh.

Một người bệnh được xác định là nhiềm vi rút cúm A/H5N1

Khi người bệnh đã được xét nghiệm chẩn đoán khẳng định sự có mặt của vi rút cúm A/H5N1 trên mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân (Mẫu huyết thanh hoặc mẫu dịch hầu họng).

Điều trị bệnh: hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ dùng các loại thuốc hạn chế mức độ nặng của bệnh như: Tamiflu, Amantadine, Ribavirine khi dùng những loại thuốc trên phải có hướng dẫn cụ thể của bác sỹ điều trị.

Phòng bệnh.

Khi chưa xảy ra dịch cúm A/H5N1 trên người.

 

 Công tác tiêu hủy bệnh phẩm tại các ổ dịch.  Ảnh minh họa

Giữ cho nhà ở và nơi làm việc thông thoáng, sạch sẽ đón nhiều ánh sáng khí trời, dọn dẹp vệ sinh môi trường sạch sẽ, thường xuyên tẩy uế chuồng trại gia súc gia cầm;      

Vệ sinh cá nhân hàng ngày, không sử dụng thịt và các sản phẩm từ súc vật mắc bệnh, sử dụng nước sát khuẩn hàng ngày như súc miệng bằng nước muối pha loãng, thuốc súc miệng TB...

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh;

Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ áo; rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc;

Những người mắc bệnh mãn tính có nguy cơ biến chứng cúm tránh tiếp xúc với nguồn bệnh;

Tăng cường sức khoẻ bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện cơ thể;

Những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, làm việc ở những nơi có dịch cúm trên súc vật, cần thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân;

Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như sốt cao, đau đầu đau cơ mệt mỏi, đau họng, ho cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1