28/09/2016
Lào Cai đã phát triển vượt bậc
Nhân kỷ niệm 25 năm Ngày tái lập tỉnh Lào Cai, ông Nguyễn Quý Đăng, Chủ tịch UBND tỉnh từ năm 1991 đến năm 1999 đã có những tâm sự, chia sẻ về những đổi thay của vùng đất biên cương sau một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển.
Nhân kỷ niệm 25 năm
Ngày tái lập tỉnh Lào Cai, ông Nguyễn Quý Đăng, Chủ tịch UBND tỉnh từ năm
1991 đến năm 1999 đã có những tâm sự, chia sẻ về những đổi thay của vùng đất
biên cương sau một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển.
Tôi vinh dự là thế hệ lãnh
đạo đầu tiên được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ lên khôi phục, tái thiết tỉnh
Lào Cai. Ngay sau khi ổn định về bộ máy tổ chức, vượt lên những khó khăn của
ngày đầu tái lập, chúng tôi đã bắt tay ngay vào thực hiện ổn định đời sống cho
người dân; từng bước xây dựng lại kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước,
trường học, bệnh viện, hệ thống thông tin liên lạc…). Nhiệm vụ lớn, trong khi
tài chính hạn chế, đội ngũ cán bộ trẻ chưa am hiểu nhiều về tình hình biên
giới, số lượng ít, song lại có trình độ, nhiệt huyết và tinh thần đoàn kết cao
đã khắc phục khó khăn, làm việc với tinh thần cao nhất.

|
Ông Nguyễn
Quý Đăng, Chủ tịch UBND tỉnh từ năm 1991 đến năm 1999 kể lại những kỷ niệm về
những ngày đầu tái lập tỉnh với phóng viên
|
Cùng với sự giúp đỡ của
Trung ương và các bộ, ngành, tỉnh vừa tập trung khôi phục sản xuất, vừa tiến
hành rà phá bom mìn, vật cản phục vụ tái thiết cơ sở hạ tầng. Tỉnh đã phát động
nhiều phong trào lao động sản xuất, mục tiêu hàng đầu là “có ăn”, xây dựng và
nhân rộng một số mô hình kinh tế hiệu quả; thực hiện miễn toàn bộ “thuế tài
nguyên” đối với cây thảo quả, tạo điều kiện để bà con vùng cao phát triển, góp
phần xoá đói. Đặc biệt, tư duy đổi mới trong đội ngũ lãnh đạo tỉnh được thể
hiện rất rõ qua việc mạnh dạn đề xuất với Chính phủ mở cửa giao thương với các
địa phương của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); trong tỉnh xoá dần tình trạng “ngăn
sông cấm chợ” đã kích thích trao đổi hàng hoá, nâng cao thu nhập cho người dân.
Mậu dịch biên giới và ngoại giao nhân dân cũng được đặt ra tương đối sớm. Quan
tâm, tổ chức khai thác tài nguyên khoáng sản, khuyến khích sản xuất nguyên vật
liệu đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn.
Nói chung, khoảng 10 năm đầu tái lập là giai đoạn hàn gắn vết thương
chiến tranh và tái thiết cơ sở hạ tầng, khôi phục sản xuất đã khắc phục dần
những khó khăn. Từ sau những năm 2000, các thế hệ lãnh đạo của tỉnh đã năng
động, sáng tạo, đưa ra những định hướng lớn, nhân dân tích cực lao động, sản
xuất đưa Lào Cai bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Lào Cai đã thực sự đổi
mới hoàn toàn và ngày càng hiện đại! Sự thuận lợi về đường giao thông giúp tiêu
thụ sản phẩm của người dân vùng sâu, vùng cao được dễ dàng, đã bắt đầu có nhận
thức mới về giao lưu hàng hoá.
Nhìn lại quá trình xây
dựng và phát triển trong 25 năm qua, Lào Cai đã có những bước tiến vượt bậc
trên mọi lĩnh vực. Tôi tự hào về điều đó!
Thành
Phú