image banner
Thành phố Lào Cai - tầm nhìn hướng tới đô thị loại I và khát vọng phát triển

Thành phố Lào Cai - tầm nhìn hướng tới đô thị loại I và khát vọng phát triển 

anh tin bai

Ngược dòng thời gian kể từ mùa thu năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập, chia tách từ tỉnh Hoàng Liên Sơn rộng lớn. Trên tuyến đường sắt, đường quốc lộ 70 ngược lên ải Bắc, một cuộc chuyển quân lịch sử của những người chấp nhận đồng cam cộng khổ mang theo quyết tâm xây dựng tỉnh Lào Cai đi lên từ gian khó trong hoàn cảnh các cơ quan của tỉnh chưa có một mét vuông nhà làm việc, phải nhờ vào các cơ quan huyện Bảo Thắng ở Phố Lu, các cơ quan thị xã Lào Cai ở Cam Đường, lán trại của Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng ở hai xã Xuân Giao - Tằng Loỏng. Vấn đề chọn địa điểm xây dựng tỉnh lỵ trở thành cấp thiết được Ban Thường vụ Tỉnh ủy bàn thảo chọn phương án báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Ngày 9/6/1992, Chính phủ có quyết định chọn thị xã Lào Cai cũ làm tỉnh lỵ. Sau thời gian khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết, ngày 01/9/1992, các cơ quan thị xã tỉnh lỵ Lào Cai chính thức hoạt động trên mảnh đất mà chiến tranh biên giới tháng 2/1979 tàn phá nặng nề. Công cuộc khôi phục và phát triển bắt đầu tư đây, diện mạo thị xã tỉnh lỵ đổi thay từng ngày. Để tạo không gian mở cho xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cấp lên thành phố, ngày 31/01/2002, hai thị xã Lào Cai - Cam Đường lại sáp nhập mang tên thị xã Lào Cai, ngày 30/11/2004, thành lập thành phố Lào Cai và được công nhận là đô thị loại III. Với tốc độ phát triển nhanh, chỉ sau mười năm, ngày 30/10/2014, thành phố Lào Cai trở thành đô thị loại II, hiện đang phấn đấu đạt đô thị loại I trong một vài năm tới.

Trải qua hơn ba mươi năm (1/10/1991 đến nay), từ một tỉnh tỉnh miền núi, biên giới nghèo nàn lạc hâu, Lào Cai trở thành tỉnh có tốc độ phát triển cao so với các tỉnh miền núi phía Bắc và hơn ba thập niên (từ (1/9/1992 đến nay), từ một thị xã hoang tàn trở thành thành phố đô thị loại III (2004), đô thị loại II (2014), thành phố Lào Cai - thành phố tỉnh lỵ duy nhất trong cả nước nằm sát đường biên giới quốc gia vươn mình mạnh mẽ bên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ bước vào tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ. Có được tiềm lực và cơ đồ như ngày nay là quá trình phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách tiến về phía trước của Nhân dân các dân tộc Lào Cai dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh thành phố trong cả nước xây dựng thành phố trẻ Lào Cai nơi biên cương Tổ quốc không ngừng lớn mạnh. Với bản lĩnh kiên cường và tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo của các thế hệ lãnh đạo tỉnh và thành phố Lào Cai đã cống hiến trí tuệ, công sức cho hiện tại và tương lai làm thay đổi diện mạo thành phố như có phép màu trong truyện cổ tích thời @. Đã qua hơn một phần ba thế kỷ, kể từ ngày thị xã Lào Cai được chọn làm tỉnh lỵ, những người có mặt những ngày tháng đầu tiên ấy không thể quên ý chí quyết tâm từ việc lựa chọn địa điểm đến xây dựng tỉnh lỵ với quan điểm phải là nơi hội tụ được các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa cho sự phát triển của một đô thị văn minh hiện đại về sau, đáp ứng yêu cầu chung trong công cuộc đổi mới đất nước. Đó là những lo toan, trăn trở trong tâm trí các nhà lãnh đạo tỉnh ngay từ những ngày đầu tái lập. Còn nhớ, trong một cuộc họp Tỉnh ủy, ông Nguyễn Quý Đăng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai phát biểu: Chọn thị xã Lào Cai cũ làm tỉnh lỵ là tầm nhìn chiến lược phát triển đô thị cho nhiều thập kỷ sau. Có quyết tâm rồi, chúng ta không sợ khó khăn, Trung ương ủng hộ, Tỉnh ủy lãnh đạo, nhân dân các dân tộc đồng lòng, nhất định chúng ta sẽ nhanh chóng vượt qua mọi thử thách, tập trung mọi nguồn lực xây dựng tỉnh lỵ trở thành thành phố từng bước khang trang, hiện đại. Đây sẽ là điểm nhấn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và đối ngoại không chỉ cho riêng tỉnh Lào Cai mà còn là cầu nối cho sự phát triển của khu vực Tây Bắc và các tỉnh thành khác trong nước... Tâm huyết và tầm nhìn ấy không chỉ của riêng ông mà là của tập thể lãnh đạo tỉnh Lào Cai những ngày đầu tái lập tỉnh. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ X (tháng 1/1992) đã xác định: Ưu tiên cho việc tái thiết thị xã Lào Cai với quy mô vừa hiện đại, vừa mang tỉnh đặc thù của một thị xã miền núi biên giới. Trong hai năm 1992-1993, phải hoàn chỉnh quy hoạch tổng thề và quy hoạch chi tiết để tiến hành đi vào xây dựng khu trung tâm hành chính và các khu trung tâm kinh tế, dân cư của thị xã. Nghị quyết như luồng gió mới tạo nên khí thế động lực xây dựng thành phố tương lai đang chờ với phương châm “Cả tỉnh vì thị xã Lào Cai, thị xã Lào Cai vì cả tỉnh”. Thị xã tỉnh lỵ nơi biên ải trở thành đại công trường xây dựng hoạt động hết công suất không kể ngày đêm cho đô thị tỉnh lỵ hình thành và phát triển. Năm tháng qua đi, mọi lo toan vất vả những tháng ngày “hàn vi” của một tỉnh mới tái lập, của một thị xã ngổn ngang gạch đá, rình rập vật liệu nổ còn sót lại sau chiến sự ngày nào trở thành thành phố trẻ ghi vào sử sách, đi vào lời ca: “Lào Cai bước vào ngày mới/ Một ngày mới núi rừng xanh hơn/ Nhịp cầu qua sông, nhà nhà vươn cao/ Một sức sống đang trào dâng…” (Lào Cai - Thành phố trẻ ta yêu - Nhạc và lời Minh Sơn). Tầm nhìn về phát triển đô thị tỉnh lỵ của một tỉnh miền núi biên giới nghèo khó tiến về phía trước đã được thực tiễn chứng minh sau hơn ba thập kỷ dựng xây và bảo vệ bằng nội lực của cán bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh và thành phố Lào Cai và sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương, thành phố biên cương Lào Cai đang vươn tới những tầm cao mới. Cùng với đường sắt, đường cao tốc Lào Cai - Nội Bài, huyết mạch giao thông mang lại lợi ích to lớn cho sự phát triển của Lào Cai và các địa phương trên tuyến đường, thành phố Lào Cai còn có cửa khẩu quốc tế nối liền tuyến liên vận Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với các tỉnh phía nam Trung Quốc, các khu công nghiệp Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới, mỏ Apatite Cam Đường cùng với mỏ đồng Sin Quyền (Bát Xát) và các nhà máy tuyển quặng Apatite, luyện thép, luyện đồng ở Tằng Loỏng (Bảo Thắng)… đã và đang phát huy hiệu quả cho nền sản xuất công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phát huy tiềm năng thế mạnh của mình, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc thành phố đang nỗ lực phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội; nâng cao đời sông vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục đạt trong sạch vững mạnh, thành phố trở thành đô thị loại I đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 01/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai về phát triển thành phố Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định xây dựng thành phố Lào Cai - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, là hạt nhân, tạo sức lan tỏa, phát triển  cho các huyện, thị xã; là cơ sở, động lực, bảo đảm xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển toàn diện, trở thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với Trung Quốc; bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội đi đôi với củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, trở thành điển hình trong xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác, phát triển; gắn mục tiêu phát triển bền vững với giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, trật tự, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đẩy mạnh đô thị hóa đồng thời với đầu tư phát triển khu vực nông thôn. Thành phố tiên phong trong tất cả các lĩnh vực, nhất là trong đổi mới, sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực hội nhập quốc tế; cải cách hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao. Phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2030: Thành phố Lào Cai là đô thị loại I, giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là trung tâm khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc về dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu, logistics, du lịch, công nghiệp phụ trợ, về giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao; đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt mức cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đến năm 2050, thành phố Lào Cai phát triển toàn diện, thuộc nhóm các thành phố phát triển của cả nước. Tầm nhìn ấy là tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thành phố tỉnh lỵ Lào Cai, nơi hội tụ núi sông với những tuyến đường Trần Hưng Đạo, Hoàng Liên, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, An Dương Vương cùng ba trăm tuyến phố sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh và thân thiện cờ hoa rực rỡ, lung linh sắc màu chào mừng kỷ niệm hai mươi năm ngày thành lập thành phố trong niềm hân hoan tự hào của người dân thành phố, điểm đến hấp dẫn du khách bốn phương. Bản hùng ca Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới đang được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thành phố và tỉnh Lào Cai viết tiếp những trang sử mới, xứng tầm là trung tâm kinh tế - văn hóa của các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, 

Ký sự của Nguyễn Văn Tông
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1