image banner
Một số điểm mới và nội dung quan trọng của Quy định 22-QĐ/TW về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thông qua Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII; quyết định không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng. Đại hội giao cho Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu để điều chỉnh, thông qua các quy định, hướng dẫn của Trung ương,  trong đó có quy định về tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thi hành nghiêm, thống nhất Điều lệ trong toàn Đảng.

Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Lào Cai lần thứ 12 mở rộng

Ngày 28/7/2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 22-QĐ/TW về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng thay thế Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của BCH Trung ương khóa XII thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng, trong đó bổ sung, sửa đổi nhiều nội dung quan trọng để cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và phù họp với thực tiễn hiện nay (sau đây gọi tắt là Quy định 22). Một số điểm mới trong Quy định 22 cụ thể như sau:

1. Về thể thức, bố cục của Quy định: Quy định 22 gồm 7 chương, 36 điều, trong đó gộp các phần của cấp ủy, ủy ban kiểm tra, tổ chức đảng, đảng viên có nội dung tương tự nhau có liên quan về các điều, khoản tương ứng theo từng chương, từng nhóm chuyên đề, có tính chuyên sâu hơn, quy định đồng bộ toàn diện về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, thể hiện không chỉ chương VII, Chương VIII của Điều lệ Đảng mà còn bao hàm cả Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đảm bảo sự phù hợp về thể loại văn bản của Đảng

2. Về nguyên tắc chung: Quy định 22 bổ sung thêm nội dung “...Kịp thời phát hiện nhân tố mới, tích cực để phát huy, phải bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung; phải chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục khuyết đim, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên ngay từ khi còn mới manh nha, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng...” và  “Tuân thủ đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền, phương pháp công tác theo quy định của Đảng; chủ động, kịp thời, công khai, dân chủ, khách quan, công tâm, thận trọng, chặt chẽ, chính xác, nghiêm minh”. Đồng thời quy định rõ “Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, không có ngoại lệ” khẳng định quan điểm nhất quán, nguyên tắc của công tác xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay.

3. Giải thích từ ngữ: Quy định 22 đã xây dựng riêng điều 3 để giải thích, làm rõ nội hàm công tác kiểm tra, giám sát giúp cho việc nghiên cứu, áp dụng trong thực tế được cụ thể, chi tiết và rõ ràng; đồng thời bổ sung thêm nội dung “...kiểm tra việc chấp hành các... quyết định, quy chế, kết luận của Đảng” và “giám sát việc chấp hành quyết định, quy chế, kết luận... khắc phục sửa chữa hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có)”. Bổ sung thêm nội dung “giám sát là việc... nắm bắt, kết luận hoạt động...”; như vậy, khi tiến hành giám sát cũng phải tiến hành thẩm tra, xác minh và có kết luận.

4. Về quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, giám sát: Quy định 22 chỉ rõ quyền, trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, giám sát “không được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát”. Bổ sung nội dung này nhằm đảm bảo tất cả những thông tin trong quá trình kiểm tra, giám sát của Đảng được quản lý chặt chẽ, nghiêm túc, tránh tình trạng phát tán thông tin tràn lan, không đúng mục đích, sai bản chất, nhằm động cơ không trong sáng. Cùng với đó Quy định 22 cũng đã quy định cụ thể về thời hạn kiểm tra, giám sát “là thời gian được tính từ ngày chủ thể kiểm tra, giám sát công bố quyết định kiểm tra, giám sát hoặc ngày nhận được báo cáo của đối tượng kiểm tra, giám sát đến ngày kết thúc cuộc KTGS đó”.

5. Về lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát: Quy định 22 bổ sung thêm nội dung: "Lãnh đạo, chỉ đạo KTGS tổ chức đảng, đảng viên chấp hành pháp luật của Nhà nước” để cụ thể hóa và thống nhất với quy định: “Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” và nhiệm vụ của đảng viên: “Tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước” (Khoản 1, Điều 2 Điều lệ Đảng).

6. Về nội dung KTGS đối với đảng viên: ngoài việc KTGS việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, Quy định 22 bổ sung thêm:"Tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên”; bổ sung nội dung: "Việc thực hiện các kết luận, quyết định KTGS và kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm”. Nội dung giám sát đối với đảng viên, bổ sung thêm việc giám sát thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng và về tư tưởng chính trị thành: "Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác. Tư tưởng chính trị, giữ gìn đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương theo các quy định của Đảng”. Đồng thời bổ sung nội dung cấp ủy tiến hành “Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên ở lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, quan trọng hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành” .

7. Về công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy: Bổ sung nội dung giám sát của các cơ quan tham mưu giúp việc đối với tổ chức đảng “việc chấp hành... quy chế, kết luận của Đảng”; bổ sung nội dung giám sát đối với đảng viên “việc thực hiện... nhiệm vụ cấp ủy viên liên quan đến lĩnh vực phụ trách của đối tượng giám sát”; bổ sung thêm nội dung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trong quá trình kiểm tra có quyền “đề nghị cơ quan có thẩm quyền giám định chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến nội dung kiểm tra”.

8. Đối với Chi bộ: nhằm phát huy vai trò của chi bộ cơ sở và dưới cơ sở trong công tác kiểm tra, xử lỷ vi phạm ngay từ cơ sở, đ kiểm tra được nhiều lĩnh vực hơn, giảm tải cho cấp ủy, UBKT cấp trên, Quy định 22 bổ sung mới nội dung Giải quyết tố cáo và kiểm tra khỉ có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên trong chỉ bộ về thực hiện nhiệm vụ chi bộ giao; về phẩm chất, đạo đức, lối sống; về thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ cấp trên giao)”.

9. Đối với Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp: ngoài việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, Ủy ban kiểm tra cấp trên có quyền “chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng”,  bổ sung nội dung yêu cầu “Khi cấp ủy, ban Thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng gửi các văn bản, báo cáo cho cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp trên thì đồng gửi ủy ban kiểm tra cấp trên”. Đây là những điểm mới được bổ sung nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của UBKT cấp trên đối với cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT cấp dưới. Bên cạnh đó, để nhất quán quan điểm chỉ đạo “giám sát phải mở rộng” theo các văn bản của Trung ương, Quy định 22 đã bổ sung thêm nội dung giám sát của UBKT các cấp đối với tổ chức đảng “Việc thực hiện các kết luận, quyết định kiếm tra, giám sát và kỷ luật tô chức đảng, đảng viên vi phạm ”; đối với đảng viên bổ sung thêm việc giám sát thực hiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng và về tư tưởng chính trị thành: “Thực hiện các nguyên tăc tô chức và hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, chế độ công tác. Tư tưởng chỉnh trị, giữ gìn đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương theo các quy định của Đảng”.

- Về thẩm quyền và trách nhiệm của UBKT: UBKT phân công thành viên uỷ ban dự các cuộc họp của cấp uỷ, BTV cấp uỷ cùng cấp.

- Về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật bổ sung 02 điểm mới:

+ Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án, nếu phát hiện vi phạm liên quan đến đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý thì chuyển thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến ủy ban kiểm tra cùng cấp để kiểm tra, xử lý theo đứng quy định của Đảng.

+ UBKT kiểm tra xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý có dấu hiệu vi phạm trong các vụ việc, vụ án do các cơ quan chức năng thụ lý.

10. Về nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng: Quy định số 22-QĐ/TW (QĐ 22) bổ sung nội dung mới đó là “Nếu hết thời hiệu thì không xem xét, xử lý kỷ luật”; “đảng viên vi phạm đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, bị bệnh nặng thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật”. Trường hợp xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm đã chuyển sang tổ chức đảng mới, trước đây do tổ chức đảng cấp trên của đảng bộ quản lý đảng viên trước và hiện nay tiến hành xem xét, xử lý; Quy định 22 bổ sung thêm nội dung “...do tổ chức đảng cấp trên của đảng bộ quản lý đảng viên trước đây và hiện nay xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới xem xét, xử lý theo thẩm quyền”, quy định này giúp cho việc xem xét, xử lý được linh hoạt hơn, tùy vào mỗi vụ việc cụ thể.

Quy định rõ hơn về việc xét công nhận đảng viên chính thức đối với đảng viên bị xử lý kỷ luật: Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Quy định trách nhiệm của cá nhân liên quan khi kỷ luật tổ chức Đảng (TCĐ): Khi kỷ luật một TCĐ phải xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với những đảng viên vi phạm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu TCĐ.

11. Về thẩm quyền kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên: bổ sung thêm thẩm quyền của BTV đảng uỷ, UBKT cơ sở:

Đối với kỷ luật đảng viên: BTV đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ (kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý nhưng không phải cấp uỷ viên cùng cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý). UBKT đảng uỷ cơ sở quyết định hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ (kể cả cấp uỷ viên chi bộ, cấp uỷ viên đảng uỷ bộ phận, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý nhưng không phải cấp uỷ viên cùng cấp).

Đối với kỷ luật TCĐ: BTV cấp uỷ từ cấp cơ sở trở lên có quyền kỷ luật TCĐ cấp dưới theo quy định. UBKT các cấp quyết định hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo TCĐ trực thuộc cấp uỷ cấp dưới.

12. Trình tự xem xét, quyết định thi hành kỷ luật: Bổ sung thêm nội dung Trước khi quyết định kỷ luật, Hoặc đại diện tô chức đảng vi phạm, đảng viên vi phạm có thế trình bày ý kiến trực tiếp vớii tổ chức đảng có thm quyền tại hội nghị xem xét, quỵết định kỷ luật”đồng thời Quy định 22 đã gộp các nội dung “Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt tạm thời, thì cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật tới mức cảnh cảo. Sau khi xử lý kỷ luật phải thông báo bằng văn bản cho cấp uỷ nơi đảng viên sinh hoạt chính thức biết và “Trường hợp đảng viên có vi phạm ở tổ chức đảng sinh hoạt chỉnh thức, sau khi chuyến sinh hoạt đảng tạm thời mới bị phát hiện thì do cấp uỷ nơi quản lý chỉnh thức đảng viên đỏ xem xét, xử lý kỷ luật” về cùng 01 mục.

13. Hiệu lực của quyết định kỷ luật: bổ sung “trường hợp quyết định thay đổi hình thức kỷ luật thì thời hạn chấp hành kỷ luật được tính từ ngày quyết định kỷ luật đầu tiên có hiệu lực”.

14. Về thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm pháp luật: Quy định 22 nêu rõ tổ chức đảng có thẩm quyền chủ động, kịp thời kiểm tra, kết luận và xem xét xử lý đảng viên khi có các tài liệu của cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp có vi phạm pháp luật. Cụ thể: "Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam hoặc do cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp nội dung vi phạm pháp luật thì tổ chức đảng có thẩm quyền chủ động, kịp thời kiểm tra, kết luận và xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý, không chờ kết luận hoặc tuyên án của toà án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán; không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật, xem xét lại việc kỷ luật Đảng đối với đảng viên đó”. Đồng thời bổ sung nội dung “Đảng viên có vi phạm bị truy nã thì tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ hoặc xoá tên trong danh sách đảng viên (đối với đảng viên dự bị), không phải theo quy trình thi hành kỷ luật”.

Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng.

15. Về giải quyết tố cáo trong Đảng: Quy định 22 bổ sung thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với cấp uỷ, BTV cấp uỷ. Cụ thể: Cấp uỷ, BTV cấp uỷ, UBKT có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với TCĐ và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp uỷ cùng cấp. Đồng thời, bổ sung thẩm quyền của tổ chức đảng trong việc giải quyết tố cáo đối với các trường hợp cán bộ về hưu bị tố cáo trong thời gian đang đương chức: Trường hợp đảng viên là cấp uỷ viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp uỷ các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu bị tố cáo vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được thực hiện như đang đương chức.

Về nguyên tắc giải quyết tố cáo: Quy định 22 bổ sung thêm nội dung nếu đơn tố cáo giấu tên, mạo tên nhưng rõ địa chỉ, đối tượng và nội dung tố cáo thì tổ chức đảng có thẩm quyền nắm tình hình để làm cơ sở kiểm tra, giám sát (KTGS) đối với TCĐ, đảng viên bị tố cáo.

16. Về giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng: Quy định 22 bổ sung thẩm quyền giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với UBKT, BTV cấp uỷ cơ sở: Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng được tiến hành từ UBKT, BTV cấp uỷ hoặc cấp uỷ từ cấp cơ sở trở lên. Bổ sung phạm vi, đối tượng giải quyết khiếu nại, trường hợp đảng viên từ chối nhận quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thì không giải quyết khiếu nại.

17. Về thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá kỷ luật: Quy định 22 bổ sung thêm đối với cấp uỷ, BTV cấp uỷ và UBKT cơ sở. Cụ thể: UBKT đảng uỷ, BTV đảng uỷ hoặc đảng uỷ từ cấp cơ sở trở lên có thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật đối với đảng viên, TCĐ do TCĐ cấp dưới quyết định.

Quy định 22 bổ sung về công tác KTGS của các Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn (Điều 6); về trình tự, thủ tục, phương pháp tiến hành giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng (Điều 27); thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng (Điều 30); thời hạn đình chỉ sinh hoạt, hoạt động (Điều 31)…

Ngoài những nội dung cơ bản đã nêu trên, QĐ 22 còn được chỉnh sửa, lược bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các quy định, quy chế, quy trình về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đổi mới phương pháp, kỹ năng, quy trình công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng bảo đảm khách quan, dân chủ, đồng bộ, chặt chẽ, khả thi./.

Trần Thị Luyến - UBKT Thành ủy



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1