image banner
Kết quả khảo sát tình hình đời sống, sản xuất, việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số thôn An Thành và Khe Luộc xã Thống Nhất

Để nắm bắt tình hình đời sống và việc triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai. Trong quý III/2020, Ban Dân tộc HĐND thành phố Lào Cai đã tổ chức khảo sát tình hình đời sống, sản xuất, việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn An Thành và Khe Luộc. Qua khảo sát, Ban đã đánh giá thực trạng tình hình đời sống và việc triển khai thực hiện các chính sách tại 02 thôn đặc biệt khó khăn của xã Thống Nhất được thực hiện cơ bản kịp thời, tình hình nhân dân ổn định, thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Để nắm bắt tình hình đời sống và việc triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai. Trong quý III/2020, Ban Dân tộc HĐND thành phố Lào Cai đã tổ chức khảo sát tình hình đời sống, sản xuất, việc làm của đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn An Thành và Khe Luộc. Qua khảo sát, Ban đã đánh giá thực trạng tình hình đời sống và việc triển khai thực hiện các chính sách tại 02 thôn đặc biệt khó khăn của xã Thống Nhất được thực hiện cơ bản kịp thời, tình hình nhân dân ổn định, thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đoàn khảo sát Làm việc tại nhà trưởng thôn xã Thống Nhất

Thôn An Thành và Thôn Khe Luộc thuộc thôn đặc biệt khó khăn của xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng trước đây (theo Quyết định số 582/QĐ-TTg, ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2016 -2020). Hai thôn có 257 hộ (thôn An Thành 153 hộ; thôn Khe Luộc 104 hộ); gồm 04 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc thiểu số rất ít người (Xa Phó) gồm 155 hộ, chiếm 61,31% số hộ trên địa bàn, còn lại dân tộc Dao, Tày và một số ít hộ dân tộc Kinh. Hai thôn đều có vị trí cách trung tâm xã từ 6 đến 10 km, đường giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đường liên xóm; đường đến các hộ gia đình trong thôn bản chủ yếu là đường mòn, đường đất, dốc. Đời sống của nhân dân những năm gần đây, qua thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình 135 và Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025 nên người dân là dân tộc Xa Phó và hộ nghèo, được hỗ trợ con giống, cây giống để sản xuất, chăn nuôi và được vay vốn thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi vì vậy đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt; mỗi thôn đều có nhà văn hóa thôn và phân hiệu Mầm non và Tiểu học, trẻ em trong độ tuổi được đi học và được hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đối với thôn đặc biệt khó khăn và chính sách cho dân tộc thiểu số rất ít người; nhiều hộ có xe máy, ti vi; 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; không còn nhà dột nát, số hộ làm được nhà xây kiên cố ngày càng tăng. Để có được cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển là do 02 thôn đều có diện tích đất tự nhiên rộng với 620 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 116,5 ha; các diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được người dân sử dụng giống mới và chăm bón hiệu qủa nên năng xuất cây lúa nước bình quân đạt từ 60 đến 65 tạ/ha; ngoài sản xuất, chăn nuôi cũng được người dân đầu tư phát triển, các hộ gia đình người đồng bào các dân tộc thiểu số đều nuôi trâu, bò, lợn, gà để lấy sức kéo và phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình; đặc biệt có 07 hộ dân tộc Kinh tại thôn An Thành có trang trại nuôi gia cầm mỗi trang trại duy trì chăn nuôi thường xuyên trên 3000 con gia cầm, cho thu nhập ổn định và đây cũng là mô hình để đồng bào các dân tộc thiểu số noi theo và làm theo. Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội như chính sách bảo hiểm y tế cho cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và gia đình chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ; chính sách cho vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội, chính sách hỗ trợ tiền điện, chính sách người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số, việc cấp ấn phẩm báo miễn phí, chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập được triển khai thực hiện đầy đủ đến đối tượng được hưởng thụ. Ngoài ra do thôn An Thành và thôn Khe Luộc thuộc thôn chiếm phần đông người dân tộc thiểu số rất ít người sinh sống nên từ năm 2019 được thực hiện chính hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số rất ít người vì vậy đã góp phần nâng cao tình hình đời sống nhân dân; bình quân thu nhập đầu người năm 2019, thôn An Thành đạt 16 triệu đồng/người/năm và thôn Khe Luộc đạt 15 triệu đồng/người/năm.

Bên cạnh kết quả đạt được, qua khảo sát Ban Dân tộc HĐND thành phố cũng chỉ ra một số khó khăn đó là: Sau khi thực hiện Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14, ngày 11/02/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai; chính sách bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số và người kinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn bị gián đoạn, đến nay một bộ phận người dân chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, mặc dù Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn bản chỉ đạo bổ sung việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng này và UBND thành phố cũng đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện, xong việc cấp thẻ vẫn chậm; thôn An Thành và thôn Khe Luộc là thôn chiếm phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người, đời sống còn nhiều khó khăn; địa hình dốc, hiểm trở, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, đường giao thông đến các hộ trong thôn chưa được cứng hóa, đi lại khó khăn. Chưa có nhiều mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi phù hợp; đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa hình thành các mô hình sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, theo đó tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm 38,9% (42 hộ nghèo và 60 hộ cận nghèo), cao hơn mức bình quân chung của thành phố. Nhiều hộ gia đình chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất sản xuất, nên khó khăn trong việc thế chấp vay thêm nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế gia đình.

Qua khảo sát, Ban dân tộc HĐND thành phố đã kiến nghị với UBND thành phố xem xét bố trí kinh phí để hoàn thiện việc đổ bê tông xi măng các đoạn đường đất của 02 tuyến đường vào thôn An Thành và thôn Khe Luộc, đồng thời bố trí vốn cùng vận động xã hội hóa để đổ bê tông xi măng vào các tuyến đường ngõ xóm, hộ gia đình các hộ trong thôn để tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND xã nghiên cứu các cây trồng vật nuôi phù hợp với đất đai để chuyển giao, hướng dẫn nhân dân sản xuất hàng hóa để nâng cao nhập; đồng thời thực hiện có hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi thuộc chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số rất ít người để tạo điều kiện cho người dân nâng cao cuộc sống; đặc biệt là giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo lựa chọn mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi phù hợp để thoát nghèo bền vững. Chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện các tiêu trí nông thôn mới chưa đạt và đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường nông thôn; xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho các hộ chưa được cấp để làm cơ sở cho người dân thuận tiện trong việc thế chấp vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi. Đề nghị UBND xã rà soát các hộ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, để bổ sung danh sách đề nghị cấp thẻ cho nhân dân đảm bảo thực hiện đúng chính sách; tăng cường nắm bắt tình hình đới sống nhân dân để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc cho nhân dân ngay tại thôn bản.


​Đặng Văn Hợp



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1