image banner
Kết quả giám sát việc đầu tư, quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn các xã của Ban Dân tộc HĐND thành phố Lào Cai
Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2019, trong đầu tháng 10 năm 2019, Ban Dân tộc HĐND thành phố đã triển khai giám sát việc đầu tư, quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn các xã giai đoạn 2016-2018. Sau khi giám sát thực tế tại cơ sở và nghiên cứu báo cáo của phòng Kinh tế, Ban đã đánh giá kết quả đạt được của công tác đầu tư, quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn các xã đạt được như sau:

Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2019, trong đầu tháng 10 năm 2019, Ban Dân tộc HĐND thành phố đã triển khai giám sát việc đầu tư, quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn các xã giai đoạn 2016-2018. Sau khi giám sát thực tế tại cơ sở và nghiên cứu báo cáo của phòng Kinh tế, Ban đã đánh giá kết quả đạt được của công tác đầu tư, quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn các xã đạt được như sau:

Trên địa bàn 05 xã thuộc thành phố Lào Cai, được đầu tư 26 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, phục vụ cho trên 2.680 hộ nhân dân và đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng lợi. Tổng số vốn đầu tư theo các chương trình của Trung ương và các nguồn vốn của tỉnh, thành phố trên 50 tỷ đồng; xã có nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung là Tả Phời 14 công trình, xã Hợp Thành có 06 công trình, người dân chủ yếu dùng nước từ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tự chảy; một số thôn của các xã Vạn Hòa, Cam Đường, Đồng tuyển đã được cung cấp nước theo các dự án cấp nước sinh hoạt của Công ty nước sạch Lào Cai vận hành. Trong 26 công trình cấp nước được đầu tư tại 05 xã, chỉ còn lại 14 công trình còn xử dụng tốt, 02 công trình đang trong giai đoạn đầu tư chưa bàn giao đưa vào sử dụng, 01 công trình đang duy tu bảo dưỡng và 8 công trình đã hỏng không còn hoạt động, 01 công trình không còn nguồn nước, nên không sử dụng được; các công trình hỏng chủ yếu là công trình được đầu tư từ những năm 2000 trở về trước. Qua giám sát của Ban cho thấy việc đầu các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn các xã của thành phố cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt của người dân. Để quản lý công tác đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hiệu quả, UBND thành phố Lào Cai giao cho phòng Kinh tế chủ trì phối hợp cùng phòng Tài chính - Kế hoạch và UBND 5 xã rà soát các nguồn nước, nhu cầu cần cấp nước của nhân dân các thôn bản để thực hiện khảo sát, thiết kế và đề nghị đầu tư; chủ yếu các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư tại 05 xã được thực hiện theo các nguồn vốn của các chương trình thực hiện chính sách dân tộc như, Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 và vốn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân…công trình đầu tư được thực hiện công khai dân chủ có sự giám sát của người dân, sau xây dựng hoàn thành được bàn giao cho nhóm hộ và thôn bản quản lý, duy tu, sửa chữa và 10/14 công trình đang hoạt động tốt đã thu được tiền sử dụng nước của các hộ gia đình, để duy tu, bảo dưỡng và vận hành.

Qua giám sát, bên cạnh kết quả đạt được, việc đầu tư, quản lý, khai thác, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn các xã của thành phố Lào Cai cũng còn một số khó khăn về: Công tác quản lý vận hành do đầu nguồn xa, có độ dốc cao khó khăn trong việc đi lại, việc kiểm tra, duy tu bảo dưỡng thường xuyên các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tự chảy còn những bất cập như: Các tổ quản lý được thành lập tại các thôn, các công trình nước tự chảy, thành viên của các tổ không có chuyên môn được đào tạo chuyên ngành quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng về công trình nước; việc thu tiền sử dụng nước và trả công quản lý vận hành cho các thành viên hàng tháng chưa đảm bảo được ngày công lao động, do vậy ảnh hưởng nhất định đến công tác kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên của các công trình nước hiện nay trên địa bàn.

Sau giám sát, Ban đã đề nghị UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo phòng Kinh tế, phòng Tài Chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với UBND các xã rà soát các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã bị hỏng do bão lũ, bị xuống cấp do đã sử dụng thời gian dài; có kế hoạch đề xuất với cấp trên và cân đối ngân sách địa phương để bảo dưỡng và đầu tư mới các công trình cấp nước tập trung phục vụ nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Chỉ đạo phòng Kinh tế tham mưu cho UBND thành phố hàng năm đề xuất với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện tập huấn nghiệp vụ về quản lý, khai thác, vận hành, các công trình cấp nước sinh hoạt trung, hướng dẫn thu, chi, quyết toán tiền nước hàng tháng theo quy định chung của tỉnh cho các tổ quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại thôn bản và đề nghị UBND các xã phân công cán bộ phụ trách theo dõi đôn đốc các tổ quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã hoạt động hiệu quả; phối hợp với tổ quản lý thôn bản thường xuyên kiểm tra thực tế, duy tu bảo dưỡng kịp thời, đề xuất kinh phí duy tu bảo dưỡng hàng năm do hỏng hóc lớn vượt quá khả năng tự sửa chữa của người dân. Chỉ đạo các Tổ quản lý vận hành công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại thôn bản thực hiện nghiêm túc việc thu tiền sử dụng nước của nhân dân để có nguồn kinh phí phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng theo đúng quy định. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân có ý thức bảo vệ các công trình cấp nước được đầu tư tại thôn xã, đảm bảo công trình được sử dụng lâu bền. Đối với các công trình nước hiện nay đã hỏng một phần hoặc hỏng toàn bộ, cần xem xét nhu cầu thực tế, đề xuất với UBND thành phố bố trí kinh phí để duy tu bảo dưỡng hàng năm và đề xuất xây mới các công trình nếu xét thấy cần thiết để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, đồng thời chủ động rà soát, đề nghị cấp trên thanh lý các công trình hỏng, nhiều năm không còn hoạt động.

Đặng Văn Hợp
Đặng Văn Hợp



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1