Ban dân tộc HĐND thành phố Lào Cai: Kết quả giám sát chuyên đề về thực hiện phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững, chất lượng cao
Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Dân tộc HĐND thành
phố năm 2020; trong tháng 6/2020, Ban Dân tộc HĐND thành phố đã triển khai giám
sát chuyên đề về thực hiện phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững,
chất lượng cao năm 2019 đến tháng 5/2020
trên địa bàn thành phố Lào Cai. Ban đã tiến
hành giám sát tại trực tiếp tại các xã: Hợp Thành, Cam Đường, Vạn Hòa và giám
sát thông qua báo cáo của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, phòng Kinh tế thành
phố và các xã: Thống nhất, Cốc San, Cam Đường, Đồng tuyển. Ban đã đánh giá kết
quả đạt được của việc thực hiện phát triển nông nghiệp hàng
hóa bền vững, chất lượng cao trên địa bàn thành phố có nhiều khả quan.
Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Dân tộc HĐND thành
phố năm 2020; trong tháng 6/2020, Ban Dân tộc HĐND thành phố đã triển khai giám
sát chuyên đề về thực hiện phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững,
chất lượng cao năm 2019 đến tháng 5/2020
trên địa bàn thành phố Lào Cai. Ban đã tiến
hành giám sát tại trực tiếp tại các xã: Hợp Thành, Cam Đường, Vạn Hòa và giám
sát thông qua báo cáo của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, phòng Kinh tế thành
phố và các xã: Thống nhất, Cốc San, Cam Đường, Đồng tuyển. Ban đã đánh giá kết
quả đạt được của việc thực hiện phát triển nông nghiệp hàng
hóa bền vững, chất lượng cao trên địa bàn thành phố có nhiều khả quan.

Để thực
hiện phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững, chất lượng cao
trên địa bàn thành phố theo mục tiêu của Đề án số 07/ĐA-TU của Ban chấp hành Đảng bộ thành
phố; Ủy ban nhân dân thành phố hàng năm đã trình HĐND về kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, trong đó giao chỉ tiêu cụ thể về thực hiện phát triển nông nghiệp
và chỉ đạo thực hiện thâm canh tăng vụ. Với đặc thù diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành
phố dành cho sản xuất không còn nhiều, còn khoảng trên 1.550 ha, trong đó đất
trồng lúa 820 ha và đất trồng ngô 585ha, còn lại các
diện tích đất nông nghiệp được người dân chuyển đổi trồng rau, màu các loại
khoảng 152 ha. Để tăng năng xuất các loại cây trồng, Ủy ban nhân dân thành phố
đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường triển khai vận động nông dân tại các
khu vực có nhiều diện tích đất trồng lúa tập trung để thực hiện cánh đồng một
giống; hàng năm trên địa bàn thành phố duy trì thực hiện được từ 100 đến 125 ha cánh đồng một giống tại xã Hợp Thành, năng suất bình quân đạt 59 tạ/ha,
cao hơn 6,8 tạ/ha so với diện tích gieo trồng thông thường. Các diện tích trồng
lúa, ngô còn lại đều được người dân trồng giống mới có năng xuất chất lượng cao
và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vì vậy năng xuất cây trồng hàng năm
đều tăng. Đối với việc trồng hoa màu các loại, đã được Trung tâm dịch vụ nông
nghiệp và phòng kinh tế thành phố tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để
người dân áp dụng các mô hình sản xuất mới, đến nay trên địa bàn thành phố có 105 ha rau an toàn, 35 ha rau công nghệ cao và trên 12 ha rau VietGap; điển hình như mô hình trồng rau Vietgap tại xã
Vạn Hòa, với quy mô 1,4 ha/6 hộ tham gia, trong đó có 1.080m2, được trồng toàn bộ trong nhà lưới,,có thể trồng đam xen lên đến 04 vụ/năm. Mô
hình ứng dụng công nghệ cao của Hợp tác xã Trọng Tín, tại xã Đồng
Tuyển, chuyên trồng dưa vân lưới và rau xà lách
tím, cho thu nhập cao, trong đó sản phẩm dưa vân lưới được tỉnh công nhận OCOP 3 sao. Mô hình liên kết thí điểm giữa
nông dân xã Tả Phời và Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Phúc Hà, trồng
rau xà lách tím và măng tây, phát triển tốt, có nhiều sản phẩm cung cấp ra thị
trường và nhiều các mô hình sản xuất hàng
hóa tổng hợp như: Trồng hoa, rau, củ, quả an toàn tại 7/7 xã và tại một số
phường; mô hình trồng Cam Vinh, Thanh long ruột đỏ, Mít Thái tại xã Cốc San; mô
hình trồng dưa hấu ruột vàng của 02 chủ hộ là nữ tại xã Hợp Thành... Để tạo đà cho nông dân phát triển
nông nghiệp hàng hóa, thành phố Lào Cai đã thu hút được nhiều doanh nghiệp thực
hiện đầu tư liên kết với nông dân để tạo ra các mô hình sản xuất mới như: Công
ty Trách nhiệm hữu hạn LongPing (Việt Nam), đưa giống lúa LP1601 vào sản xuất
thử nghiệm mô hình 1ha tại xã Hợp Thành, qua đánh giá tổng kết năng suất đạt 71
tạ/ha, năng suất cao hơn việc trồng các giống lúa thuần 13 tạ/ha. Hợp tác xã Nông nghiệp Thảo Anh, xã Vạn Hòa, thu mua và chế biến gạo Sén Cù,
nấu rượu kết hợp với nuôi lợn, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động và 10
lao động thời vụ. Hợp tác xã Hoa Lợi, chế biến tương ớt Mường Khương, có cơ sở
chế biến tại xã Vạn Hòa, giải quyết việc làm cho 6 lao động có việc làm thường xuyên
và 8 lao động thời vụ...

Đi
đôi với các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi vẫn là tiềm năng, lợi thế của người
nông dân trên địa bàn các xã của thành phố, đến nay trên địa bàn thành phố duy
trì ổn định trên 5.700 con trâu bò và trên 12.000 con lợn, khoảng 100 nghìn con
gia cầm các loại; có 62 trang trại, trong đó 22 trang
trại chăn nuôi, 40 trang trại tổng hợp; gần 2.180 hộ
chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nuôi
trồng thủy sản được duy trì và phát triển, diện tích, nuôi trồng thủy sản được
thực hiện tại 7/7 xã của thành phố và một số phường với 169 ha, trong đó thực hiện nhiều nhất tại xã Cốc San có 40,8 ha diện tích nuôi thủy sản và 98 hộ tại các thôn Luổng Đơ, Tòng
Xành, Luổng Láo 1, Ún Tà, nuôi chuyên canh; từ nuôi thủy sản mỗi năm đã tạo
nguồn thu cho xã Cốc San từ 26 tỷ đến 28 tỷ/năm. Thực hiện chủ trương của thành
phố về phát triển nông nghiệp hàng hóa
bền vững, chất lượng cao đã góp phần nâng cao giá trị thu nhập 130 triệu đồng/01 ha
đất canh tác trong năm 2020; theo đó nâng cao thu nhập bình quân đầu người tại
các xã lên 47,8 triệu đồng/người/năm, tăng gần gấp đôi so với năm 2015 và điều
cơ bản là nhiều nông dân trên địa bàn thành phố đã thay đổi cách nghĩ, cách làm
từ việc thực hiện sản xuất nông nghiệp thuần nông, sang đầu tư các mô hình sản
xuất, chăn nuôi hiệu quả, bền vững.
Bên cạnh kết quả
đạt được, qua giám sát Ban dân tộc HĐND thành phố cũng chỉ một số khó khăn, tồn
tại trong phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững, chất lượng cao năm 2019 đến tháng 5/2020 trên địa bàn thành phố đó là: Mặc dù sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố đã hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp
hàng hóa chất lượng cao, xong về cơ bản phát triển sản xuất nông nghiệp,
nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa tương xứng với tiềm năng thế
mạnh địa phương; các mô hình sản xuất, chăn nuôi hàng hóa còn nhỏ lẻ; việc huy động nông dân góp đất cùng sản xuất hoặc hợp đồng thuê đất đối với
các doanh nghiệp, Hợp tác xã để sản xuất quy mô lớn, đại trà chưa nhiều, vì vậy chưa tạo được chuỗi khép kín từ sản xuất đến cung ứng, tiêu
thụ sản phẩm,
để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp đã dần hình thành vùng hàng hóa nhưng sản
lượng chưa nhiều; chưa xây dựng được thương hiệu rau sạch của hộ và nhóm hộ trồng
rau sạch; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy chủ yếu mô nhỏ,
phân tán. Liên kết giữa Nhà nước - Doanh nghiệp - Nông dân chưa thực sự chặt chẽ; các
doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh sản xuất nông nghiệp, thủy sản chưa nhiều. Giá nông sản luôn biến động vì phụ thuộc vào các thương lái và thị trường tiêu thụ vì vậy vẫn còn tình
trạng nhiều thì thừa cung, ít thì thiếu cầu.
Mặt khác
trong sản xuất nông nghiệp thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh;
năm 2019 do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi đã phải tiêu hủy 1.667 con lợn
bằng 83,8 tấn trị giá thiệt hại 2,668 tỷ đồng. Qua
giám sát, Ban đã kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố tăng cường chỉ đạo các
cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các xã chỉ đạo thực hiện phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hóa tương xứng với thế mạnh địa phương, tạo ra nhiều sản
phẩm hàng hóa có thương hiệu, đạt sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.