image banner
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - Sự vận dụng của thành phố Lào Cai hiện nay

Trong suốt sự nghiệp, quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước, coi đó là một trong những phương tiện quan trọng nhất để nâng cao năng lực và phẩm chất con người, trước hết là củng cố lòng yêu nước và hoàn thiện nhân cách. Cho đến nay, tư tưởng, các chỉ dẫn của Người về vai trò, nội dung và phương pháp giáo dục và đào tạo vẫn còn vẹn nguyên giá trị, soi đường cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của đất nước, đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Người đã đi rất nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau, nhưng nghề đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là nghề dạy học ở Trường Dục Thanh, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (9/1910 - 02/1911). Người thường xuyên tham gia đấu tranh chống chính sách ngu dân của thực dân Pháp, yêu cầu “Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ[1]. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đối với sự phát triển đất nước, Người khẳng định: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa” [2]. “Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình” [3]. Ngày 03/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định “… nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta… Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ[4]. Trong Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng (31/10/1955), Người cũng căn dặn “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà…[5].

Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, trong đó yếu tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ thầy, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Người khẳng định “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục…[6] và luôn đề cao vị trí, vai trò của các thầy giáo, cô giáo đối với xã hội, xem đây là yếu tố quan trọng quyết định thành công của công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục nước nhà. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Người luôn coi “con người” là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định sự nghiệp cách mạng, vì vậy, Người thường xuyên nhắc nhở “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà [7], đây không chỉ khẳng


[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 469.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 10, tr. 345.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 333.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 4, tr. 7.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 10, tr. 185-186.

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 10, tr. 345.

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.11, tr. 528.

 

định vị trí, vai trò quan trọng của sự nghiệp giáo dục, mà còn nhấn mạnh trọng trách lớn lao của nhà giáo, của nghề “dạy chữ, dạy người”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục không chỉ dừng lại ở việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà còn phải chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, có tài, có đức, vừa “hồng”, vừa “chuyên”... Muốn vậy, phải thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, “Huấn luyện thì phải hiểu rõ người học để nâng cao khả năng và tẩy rửa khuyết điểm cho họ. Theo Người, nội dung dạy học phải phục vụ cho mục đích dạy học nhất định. Chế độ nào gắn với nền giáo dục đó, cùng với những yêu cầu cụ thể theo từng giai đoạn, thời kỳ. Người xác định “Chúng ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc… Bây giờ, số đông đồng bào đã biết đọc biết viết thì chúng ta phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hóa phổ thông của đồng bào[1]. Người yêu cầu nội dung dạy học phải toàn diện, song phải căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp và trình độ của đối tượng để có chương trình thích hợp, thiết thực “Phải thực hành khẩu hiệu: làm việc gì học việc ấy [2].

Về phương pháp giáo dục, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, một là, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn “Huấn luyện lý luận có hai cách: Một cách là chỉ đem lý luận khô khan nhét cho đầy óc họ. Rồi bày cho họ viết những chương trình, những hiệu triệu rất kêu. Nhưng đối với việc thực tế, tuyên truyền, vận động, tổ chức, kinh nghiệm chỉ nói qua loa mà thôi. Thế là lý luận suông, vô ích. Một cách là trong lúc học lý luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế. Lúc học rồi, họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị có thể làm những công việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo. Thế là lý luận thiết thực, có ích [3]. Hai là, dạy học phải hiểu rõ đối tượng, Người yêu cầu: “Bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng [4]. Do đó “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”. Vì thế, theo Người “Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn [5]. Ba là, dạy học phải thiết thực, cơ bản, Người chỉ rõ “Việc cốt yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề. Nhưng hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thấu thật tỉ mỉ, nhưng dạy theo cách đó thì phải tốn nhiều thì giờ. Trái lại cũng có cách dạy bao quát mà vẫn làm cho người học hiểu thấu được [6]. Người yêu cầu huấn luyện phải thiết thực, “sao cho những người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực hành ngay [7]. Bốn là, dạy học phải rõ ràng, dễ hiểu “Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Nếu không vậy, thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem[8]; vì vậy, “Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng [9]. Năm là, học tập suốt đời “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời... Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân [10]. Sáu là, phải có thái độ học tập đúng đắn “Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Đó là hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát thì mới có phương hướng để sửa chữa khuyết điểm của mình [11]. Nhấn mạnh vai trò của thanh niên với tư cách người chủ của một nước độc lập “Muốn xứng đáng vai trò người chủ, thì phải học tập. Học bây giờ với học dưới chế độ thực dân, phong kiến khác hẳn nhau. Bây giờ phải học để: Yêu Tổ quốc… Yêu lao động… Yêu khoa học… Yêu đạo đức.... Học để phụng sự ai? Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm trọn nhiệm vụ người chủ của nước nhà [12].

Người đề cao đức tính khiêm tốn, thật thà: “Trong Đảng ta trình độ lý luận còn thấp kém, không ai có thể tự xưng mình là giỏi lý luận. Do đó phải nêu cao tinh thần khiêm tốn, thật thà... Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập [13]; đồng thời yêu cầu phải tự nguyện, tự giác, chống học vẹt. Bên cạnh đó, Người yêu cầu trong học tập “- Phải bảo vệ chân lý, phải có nguyên tắc tính, không được ba phải, điều hòa. - Phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau học tập, mạnh dạn phê bình và thật thà tự phê bình và khi phê bình, tự phê bình thì phải xuất phát từ ý muốn đoàn kết, để đạt đến đoàn kết mới trên cơ sở mới [14].

Kế thừa và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tiếp tục khẳng định quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân [15], trong đó đề ra nhiệm vụ “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”, nhằm chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không có đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời, khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ[16].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh quan điểm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất. Đại hội xác định “Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo [17]. Cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển, điển hình là: Luật Giáo dục năm 2005, Luật Dạy nghề năm 2006, Luật Giáo dục đại học năm 2012, Hiến pháp năm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014... Đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở…

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Lào Cai về giáo dục và đào tạo, Đảng bộ, Chính quyền thành phố Lào Cai luôn quan tâm, coi trọng, tập trung “Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục theo hướng chất lượng toàn diện và hội nhập, tạo đột phá trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, hướng đến mục tiêu giáo dục thành phố phát triển bền vững, trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao của tỉnh và khu vực miền núi phía Bắc [18].

Xác định vai trò ca giáo dc là vn đề then cht để phát trin kinh tế, văn hoá xã hi, cấp ủy, chính quyền thành phố đã cho nhiều chủ trương, ban hành một số đề án, nghị quyết, kế hoạch chuyên đề về giáo dục và đào tạo, nổi bật là Chương trình hành động s 348-Ctr/TU ngày 22/01/2014 ca Thành u v thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 26/3/2018 của Thành ủy "về phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai theo hướng đổi mới và hội nhập giai đoạn 2018 - 2021, định hướng đến 2030", Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 28/10/2020 của Thành ủy về “Xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, y tế trở thành mục tiêu và động lực phát triển kinh tế, xã hội thành phố giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”, Kế hoch 309/KH-UBND ngày 25/12/2020 v phát trin giáo dc và đào to thành ph Lào Cai giai đon 2021 - 2025, tm nhìn đến năm 2030. Hàng năm, thành ph t chc hi ngh v công tác giáo dc, đào to, để đánh giá kết qu ni bt, hn chế khó khăn v lĩnh vc giáo dc và đào to trong năm hc, đặc bit là vic thc hin Đề án số 03-ĐA/TU ngày 28/10/2021 của Thành ủy, Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 01/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai về phát triển thành phố Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đề ra các gii pháp nhm khc phc nhng tn ti, hn chế, phát huy, nhân rng nhng đin hình, ưu đim, thành tích đã đạt được; đề xut các nhim v trng tâm, ý tưởng đột phá, sáng to, làm rõ trách nhim qun lý nhà nước v giáo dc đào to ca các cp.

Thành phố thường xuyên quan tâm đến nội dung giáo dục và đào tạo, thc hin đổi mi công tác dy hc, kim tra đánh giá năng lc hc sinh; đổi mi hình thc t chc các hot động ngoi khóa, tri nghim, dy hc tích hp các ni dung Tiếp tc quan tâm bi dưỡng nâng cao cht lượng đội ngũ cán b nhà giáo đảm bo bn lĩnh chính tr kiên định; đạo đức ngh nghip trong sáng; chuyên môn nghip v vng vàng; thc s là mt tm gương sáng cho hc sinh noi theo. Nâng cao hiu qu công tác lãnh đạo toàn din giáo dc chính tr, tư tưởng, đạo đức, li sng cho cán b đảng viên, thc hin hiu qu tinh thn 7 Dám ca c Tng Bí thư Nguyn Phú Trng trong xây dng đội ngũ tri thc xng đáng là nguyên khí quc gia; thc hin tt 10 li ha Nhà giáo Lào Cai làm theo li Bác; xây dng hình nh giáo viên, hc sinh thành ph Lào Cai "Văn minh - Hi nhp"; vn dng và trin khai các thành t ca mô hình trường hc hnh phúc, lan ta tinh  thn làm vic trong đội ngũ hãy làm nhng vic bình thường bng lòng say mê phi thường. 100% cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường thc hin công tác t bi dưỡng trong năm hc. Thc hin trin khai chương trình giáo dc theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 ca B Giáo dục & Đào tạo v ban hành Chương trình giáo dc ph thông  là mt nhim v c th trong các nhim v đổi mi giáo dc theo Ngh quyết 29 nhm to chuyn biến căn bn, toàn din v cht lượng và hiu qu giáo dc ph thông; kết hp dy ch, dy người và định hướng ngh nghip; góp phn chuyn nn giáo dc nng v truyn th kiến thc sang nn giáo dc phát trin toàn din c v phm cht và năng lc, hài hoà đức, trí, th, m và phát huy tt nht tim năng ca mi hc sinh. Các cơ s giáo dc t chc thành lp các câu lc b, tăng cường t chc các hot động tri nghim, giáo dc STEM, giáo dc k năng sng

Thành phố chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục, kết hợp lý thuyết và thực hành. Các trường được tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục, lồng ghép tích hợp, hoạt động trải nghiệm và địa phương. Đặc biệt, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, sử dụng tình huống thực tế. Các cơ sở giáo dục thực hiện mô hình trường học gắn với thực tiễn hiệu quả. Giáo viên phải hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh, hướng dẫn và tổ chức hoạt động phù hợp, phân tích đánh giá sự tham gia của học sinh, điều chỉnh để nâng cao hiệu quả, đảm bảo học sinh không bị bỏ rơi. Cần dành thời gian cho học sinh sử dụng sách giáo khoa, thực hành, thí nghiệm và thực hiện nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng.

Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh; hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch môn học, kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng học sinh, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trong quá trình thực hiện; tiếp tục tự chủ nội dung, chương trình dạy học gắn với thực tiễn, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, thực hành, đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học. Nội dung hình thức tổ chức dạy học thiết thực cơ bản, gắn với cuộc sống, phát huy được kinh nghiệm, vốn sống của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; giáo viên khai thác tối đa học liệu điện tử để phục vụ dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Các trường tổ chức bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên, mời chuyên gia tham gia, và sử dụng sổ tay bồi dưỡng với nội dung thiết thực. Hình thức lớp học đảo ngược được áp dụng để hỗ trợ việc tự bồi dưỡng. Trong năm học 2023 - 2024, 100% cán bộ quản lý và giáo viên hoàn thành bồi dưỡng qua hệ thống LMS, và năm học 2024 - 2025 sẽ kiểm tra năng lực trực tiếp. Cùng với đó, hợp tác với Đại học Thái Nguyên để đào tạo 30 giáo viên môn Sinh - Hóa. Các trường bồi dưỡng đội ngũ qua các buổi tập huấn về công nghệ thông tin, dạy học STEM, dạy học bằng sơ đồ tư duy, và các phương pháp mới khác. Phòng GD & ĐT tổ chức các hội thảo về quản lý giáo dục STEM, chuyển đổi số, và dạy học vùng khó khăn.

Các trường thực hiện mô hình dạy học kết nối, với nhiều tiết kết nối trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế. Cuộc thi giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và xây dựng kế hoạch bài học STEM đã có nhiều sản phẩm đạt giải. Thành phố chú trọng môi trường học tập ngoại ngữ và tin học, với nhiều bài viết và hoạt động ngoại khóa. Các trường tổ chức CLB tiếng Anh, dạy Tin học từ lớp 3 đến lớp 5 và khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Các môn chuyên biệt như Thể dục, Mĩ thuật, và Âm nhạc cũng được chú trọng và tham gia tích cực vào các hoạt động, cuộc thi và chương trình của ngành.

Thành phố chú trọng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cả về chuyên môn và lý luận chính trị; hiện nay 94,8% cán bộ và giáo viên đạt chuẩn, với 16,3% đạt trên chuẩn; trình độ thạc sĩ đạt 5,12% và có 35 giáo viên có văn bằng 2 tiếng Anh. Số giáo viên giỏi các cấp học ngày càng tăng; có 126 cán bộ và giáo viên là cốt cán cấp Tỉnh trở lên. Đội ngũ giáo viên vững về tư tưởng, có phẩm chất đạo đức và thường xuyên tự học để nâng cao trình độ; 77% cán bộ quản lý có trình độ trung cấp lý luận chính trị, tăng 35% so với năm 2013; năm học 2024 - 2025 có thêm 11 cán bộ quản lý, tổng số là 152 người. Các hoạt động tôn vinh và biểu dương giáo viên có thành tích tốt cũng được chú trọng.

Thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về thu, chi xã hội hóa giáo dục, đảm bảo thực hiện chế độ cho học sinh, giáo viên, và an toàn trường học. Công tác phổ cập giáo dục đạt nhiều kết quả tốt, như phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi. Quan tâm ưu tiên đầu tư mạnh vào giáo dục, với ngân sách chi cho giáo dục chiếm 32,04% tổng chi ngân sách, vượt 12,04% so với mục tiêu; đã xây dựng 1.207 phòng học và 33 nhà đa năng, tăng nhiều so với năm 2013; đến cuối năm 2023, 98,3% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 44,8% đạt mức độ 2, 4 trường mầm non tư thục đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Ngoài ra, thành phố đã cấp kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy môn khoa học tự nhiên và tiếng Anh, và tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức giáo dục uy tín trong và ngoài nước. Mô hình hợp tác “3-2-1” được triển khai để nâng cao vị thế giáo dục trong khu vực.

S hc sinh tt nghip Trung học phổ thông (THPT) quc gia năm 2024 (06 trường THPT, 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành ph): 1790/1791 = 99,94% hc sinh (tăng 0,23% so vi năm 2023). Toàn tnh, đim trung bình các môn đạt 6,62 đim (tăng 0,12 đim), xếp th 34/63 tnh (năm 2023 xếp th 28); đứng th 4 trong 14 tnh Trung du min núi phía Bc (sau Phú Th, Tuyên Quang, Bc Giang); cao nht trong khi thi đua; 05 trường THPT (THPT Chuyên, s 1, 2, 4, Dân tộc nội trú tnh) và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành ph có t l hc sinh đỗ tt nghip THPT đạt 100% (tăng so vi năm 2023). Trường THPT Chuyên, THPT s 1 thành ph đạt 03 năm liên tiếp đim trung bình các môn đạt trên 7,0 đim. Trường THPT Chuyên, THPT s 1 thành ph Lào Cai có đim trung bình môn tiếng Anh cao hơn đim trung bình toàn quc.

Thành phố Lào Cai đang trong quá trình hội nhập và phát triển mạnh mẽ, từng bước tiến tới hoàn thành tiêu chí đô thị loại I, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải đi trước một bước nhằm chuẩn bị nhân tài, lực lượng lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Trước hết, cấp ủy, chính quyền các cấp, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cần thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, từ đó vận dụng sáng tạo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, công tác, tổ chức tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người, đóng góp thiết thực vào công tác giáo dục và đào tạo thành phố, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Lào Cai, khóa XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 5, tr. 575.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 5, tr. 309.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 5, tr. 311-312.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 5, tr. 275.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 10, tr. 186.

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 6, tr. 357-358.

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 5, tr. 343.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 5, tr. 340.

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 5, tr. 341.

[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 10, tr. 377.

[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.11, tr. 400.

[12] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t. 9, tr. 178-179.

[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 98.

[14] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.11, tr. 99.

[15] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2013, tr. 119.

[16] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám BCH Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2013, tr. 136-138.

[17] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 232.

[18] Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Lào Cai lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

anh tin bai

Thường trực Thành ủy làm việc với ngành Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học mới 2024 – 2025.

 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1