image banner
Các nguồn tài nguyên

1.  Tài nguyên nhân văn và du lịch

Theo kết quả khảo sát thành phố Lào Cai hiện có 10 điểm di tích, trong đó có 3 điểm di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia là:

- Di tích Đền Thượng, một công trình kiến trúc cổ xây dựng từ thế kỷ XVIII gắn liền với cảnh quan thiên nhiên đẹp, thuận lợi đường giao thông ở vùng địa đầu Tổ quốc. Ngôi đền là công trình văn hóa tín ngưỡng nổi tiếng ở thành phố Lào Cai thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh của Ông.

- Đền Cấm là một di tích văn hóa tín ngưỡng cổ của người Việt nằm phía sau ga quốc tế Lào Cai, có cảnh quan đẹp “sơn thủy hữu tình”, với thế dựa núi, trước mặt là những cây cổ thụ dấu tích của khu rừng cấm xa xưa kề bên hồ nước phẳng lặng.

- Khu căn cứ cách mạng Cam Đường nằm trong thung lũng của làng Dạ I xã Cam Đường là một khu di tích lịch sử cách mạng thời kháng chiến 9 năm chống Pháp.

Trong những năm qua, 3 di tích xếp hạng của thành phố (Đền Thượng, Đền Cấm, Khu di tích cách mạng Cam Đường) cùng một số di tích khác của cả tỉnh đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo, đã thực sự đem lại hiệu quả lớn về kinh tế du lịch, phục vụ tích cực đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa.

Với vị trí là giao điểm của các tuyến du lịch trong và ngoài nước ở khu vực Tây Bắc có điều kiện giao thông thuỷ bộ thuận lợi thành phố Lào Cai có thể phát triển 3 tuyến du lịch là  Hà Nội - Lào Cai - Sa Pa ; Hà Nội - Lào Cai - Bắc Hà và Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc). 

2. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất có rừng là 11.431 ha, gồm rừng kinh tế là 2.121 ha, rừng phòng hộ là 9.310 ha. Trong đó, rừng tự nhiên cấp trữ lượng III và IV với tổng  diện tích 2.425 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,6%.

Ngoài diện tích rừng tự nhiên thành phố Lào Cai còn có diện tích lớn đất lâm nghiệp để trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày tập trung. Do nhu cầu phòng hộ, diện tích rừng kinh tế chiếm tỷ lệ nhỏ. Trữ lượng gỗ, tre nứa trên địa bàn mới chỉ phục vụ một phần nhu cầu tại chỗ của người dân địa phương. 

3.  Tài nguyên đất

Bảng  1. Thực trạng sử dụng đất thành phố Lào Cai giai đoạn 2000 - 2007

 

2000

2005

2007

DT, ha

(%)

DT, ha

(%)

DT, ha

(%)

  Tổng diện tích tự nhiên

22.150,0

100

22.925,0

100

22967,2

100

 1. Đất nông nghiệp

12.173,2

55,0

12.597,5

55,0

12963,8

56,4

 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

2.586,8

11,7

2.337,5

10,2

2.429,6

10,6

     - Đất cây hàng năm

 

 

1.504,5

6,6

1.594,4

6,9

     - Đất cây lâu năm

 

 

637,0

2,8

623,0

2,7

     - Đất nuôi trồng thuỷ sản

250,1

1,1

196,0

0,9

212,2

0,9

 1.2 Đất lâm nghiệp

9.336

42,1

10.260,0

44,8

10.534,2

45,9

 2. Đất phi nông nghiệp

2.321,3

10,5

3.649,2

15,9

4.016,0

17,5

 2.1. Đất chuyên dùng

1.438,1

6,5

2.660,6

11,6

3.507,0

15,3

 2.2. Đất ở

373,2

1,7

465,9

2,0

509,0

2,2

 3. Đất chư­a sử dụng

7.655,5

34,6

6.567,5

28,6

5987,4

26,1

Nguồn: Niên giám thống kê của  thành phố Lào Cai 2001-2005, 2007.

Thành phố Lào Cai có tiềm năng về đất đai với cơ cấu thổ nhưỡng đa dạng: đất mùn, đất đỏ vàng, đất phù sa cổ thuộc các khu vực vi khí hậu khác nhau và có độ cao khác nhau là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2007 diện tích tự nhiên của thành phố là 22.967,2 ha. Trong giai đoạn 5 năm 2000-2007 cơ cấu sử dụng đất của thành phố biến động lớn do thành phố đang trong quá trình đô thị hoá mạnh. Đặc biệt là ở các xã phường thuộc khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường và các công trình trọng điểm như Khu Thương mại Kim Thành, Khu công nghiệp: Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải...(biểu 1).

4.  Tài nguyên khoáng sản:

Thành phố Lào Cai và các khu vực lân cận có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, một số mỏ có trữ lượng lớn, thuận lợi cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cũng như các ngành kinh tế, dịch vụ hỗ trợ.

Quặng Apatít: trên địa bàn thành phố có mỏ Apatít lớn nhất cả nước, trữ lượng 1,4 tỷ tấn với khu vực quy hoạch khai thác và sản xuất rộng hàng trăm ha tập trung tại các xã Tả Phời, Cam Đường, Đồng Tuyển.

Mỏ grafit Nậm Thi trữ lượng 25,5 triệu tấn.

Mỏ fenspát, cao lanh trữ lượng trên 2 triệu tấn ở Vạn Hoà.

Quặng sắt: trữ lượng 750.000 tấn, phân bố tại khu vực thôn Kíp Tước, Nậm Rịa xã Hợp Thành.

Quặng đồng: tập trung tại khu vực thôn Phời xã Tả Phời còn đang trong giai đoạn thăm dò khai thác.

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố gồm có đá vôi, đất sét, một số điểm có thể khai thác cát sỏi ở khu vực Sông Hồng, Sông Nậm Thi và suối Ngòi Đum.

Nước khoáng:

Có 1 điểm xuất hiện sự phân bố nước khoáng tại khu vực tổ 23 phường Bình Minh đang được khảo sát và đánh giá trữ lượng, chất lượng.

5.  Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt:

Tiềm năng nguồn nước mặt trên địa bàn có giá trị kinh tế để cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt gồm có các nguồn nước từ các sông suối chủ yếu sau: Sông Hồng, sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối ngòi Đường.

 Mật độ sông suối trên địa bàn thành phố là 0,3 km/km2. Chiều dài Sông Hồng chảy trên địa bàn thành phố Lào Cai là 15 km. Lưu lượng nước sông bình quân tại Lào Cai là 526 m3/s, tương đương tổng lượng dòng chảy khoảng 16 tỷ m 3/năm với độ đục bình quân là: 2.730 g/m3. Sông Hồng có vai trò quan trọng trong giao lưu, vận tải đường thủy và phát triển kinh tế giữa tỉnh Lào Cai với các vùng trong và ngoài nước.

 Nước ngầm:

Sự phân bố nước ngầm trên địa bàn thành phố tương đối đều, điểm sâu nhất là 80 - 100 m, điểm nông nhất là 1 m tính từ mặt đất. Trữ lượng nước ngầm trên toàn địa bàn thành phố chưa được đánh giá cụ thể  và chất lượng nước ngầm rất khác nhau giữa các khu vực, chủ yếu là nước đá vôi và nước nhiễm sắt.

Nguồn nước ngầm mạch nông < 25 m có ở khu vực Kim Tân với lưu lượng từ 1000-1500 m3/ngày và khu vực Cốc Lếu với lưu lượng 300 m3/ ngày. Chất lượng nước tại 2 điểm nước ngầm trên có hàm lượng canxi cao.

Nguồn nước ngầm mạch sâu >25 m: theo báo cáo điều tra của Liên đoàn 2 địa chất thuỷ văn thì trữ lượng nguồn nước được đánh giá với công suất có thể khai thác là 9140 m3/ ngày, trong đó tại tầng chứa nước lỗ hổng áp yếu là 3410 m3/ngày. Trữ lượng khai thác cấp 1 đạt 5600 m3/ngày.

 Nguồn nước cấp cho thành phố hiện tại lấy từ sông Nậm Thi và từ giếng khoan thuộc phường Bắc Lệnh. Nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước trong tương lai lấy từ nguồn nước của Sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối Làng Chiềng, suối Ngòi Bo. Do tính chất của hệ thống cấp nước thành phố dùng nguồn nước mặt là nguồn chính nên vấn đề bảo vệ nguồn nước mặt cần quan tâm bảo vệ, đặc biệt là thoả thuận về vấn đề cùng sở hữu và sử dụng tài nguyên nước sông Nậm Thi với Trung Quốc sớm được tiến hành.

 



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1